Tìm hiểu về sổ hồng, sổ đỏ, vi bằng là gì? Báo tin nhanh cập nhật
Sổ hồng, sổ đỏ là tên gọi của các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất đai, nhà cửa do người dân tự đặt theo màu sắc của nó.
Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì?
Vậy thực tế sổ đỏ, sổ hồng là gì? Đặc điểm về pháp lý, tính chất, đặc điểm của từng loại giấy tờ này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu sổ hồng, sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ, Sổ hồng là giấy tờ về nhà đất vô cùng quan trọng, không chỉ là giấy tờ xác nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu mà còn là điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở.
1.1 Sổ hồng là gì?
Sổ hồng chính là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở” do Bộ Xây dựng ban hành. Loại sổ này có trang bìa màu hồng, nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, khu vực đô thị, áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị.
Đối tượng là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy. Tên gọi sổ Hồng chính là do người dân đặt do mẫu này có trang bìa màu hồng.
1.2 Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên thường gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn).
Các loại đất được cấp sổ đỏ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Loại sổ này có bìa màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng nên được gọi là sổ đỏ.
Đa phẩn sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình, nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đúng tên trên giấy chứng nhận.
1.3 Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng
Sổ đỏ và sổ hồng là 2 loại sổ khác nhau, tuy nhiên chúng cũng có những điểm chúng giống nhau. Có thể phân biệt sổ đỏ, sổ hồng qua những tiêu chí dưới đây.
a) Điểm giống nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng
Sổ đỏ, sổ hồng đều có 4 trang là các giấy tờ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ sử dụng đất ở, nhà ở, căn hộ chung cư, biệt thự, nhà liền kề, tập thể, đất các loại, .. đây là các tài sản là bất động sản do mình sở hữu.
b) Điểm khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng
- Khái niệm và tên gọi pháp lý
+ Sổ đỏ: Tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
+ Sổ hồng: Tên gọi pháp lý là “ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp cho chủ sở hữu tại nội thành, nội thị xã, thị trấn theo quy định.
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một Giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Nội dung trong sổ đỏ, sổ hồng
+ Sổ đỏ thể hiện tên người sử dụng đất; thửa đất được quyền sử dụng (tên thửa đất, địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích, thời hạn và nguồn gốc sử dụng); và tài sản gắn liền với đất.
+ Sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diên tích, loại đất, thời hạn sử dụng...) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng...).
- Cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ và sổ hồng
+ Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
+Sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành.
- Đặc điểm hình thức của sổ đỏ và sổ hồng
+ Sổ đỏ là sổ có bìa ngoài màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
+ Sổ hồng là sổ có màu hồng nhạt, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
1.4 Hợp nhất sổ đỏ, sổ hồng
Từ ngày 10/12/2009, Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang,
- Mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm,
- Có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen.
- Trên giấy này được in đầy đủ các đầu mục thông tin về quyền sử dụng đất,
- Quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.
Sau khi có mẫu Giấy chứng nhận mới người dân vẫn gọi Giấy chứng nhận mới này là “sổ đỏ”, “sổ hồng”.
Vì thế, tên gọi sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian gần đây không còn mang ý nghĩa giống như lúc nó mới được sử dụng.
2. Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020. Văn bản này sẽ là chứng cứ trước Tòa án nếu các bên phát sinh tranh chấp.
2.1 Giá trị pháp lý của vi bằng
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2.2 Đặc điểm vi bằng
Vi bằng có những đặc điểm như:
- Là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập;
- Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;
- Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến;
- Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;
- Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;
- Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
3. Một số câu hỏi thường gặp về sổ đỏ sổ hồng
Dưới đây là những hỏi đáp xoay quanh vấn đề sổ đổ, sổ hồng các bạn có thể tham khảo thêm.
3.1 Sổ hồng chung là gì?
Sổ hồng chung là sổ hồng có từ hai chủ sở hữu trở lên không có mối quan hệ vợ chồng/ con cái sẽ được nhà nước công nhận là sổ hồng chung.
Cũng chính vì số hồng chung là đồng sở hữu nên mọi giao dịch mua bán liên quan đến đất/ tài sản gắn liền với đất phải có sự đồng ý, chấp thuận của các bên sở hữu. Dù là mua bán/ tặng cho/ thuế chấp hay ủy quyền.
3.2 Mua nhà vi băng có cầm ngân hàng được không?
Hiện nay việc vay vốn ngân hàng bằng công chứng vi bằng là rất khó khăn.
Nguyên nhân được xác định là do công chứng vi bằng chỉ là một văn bản giúp bảo vệ quyền lợi trước pháp luật. Nó không có giá trị chứng minh tài sản đất đai là của bạn giống như sổ hồng và sổ đỏ.
Do đó, nếu bạn muốn tiếp cận vốn ngân hàng với hình thức vay thế chấp tài sản nhà đất mà chỉ có trong tay công chứng vi bằng là rất khó khăn.
3.3 Sổ hồng chung có cầm ngân hàng được không?
Sổ hồng chung về mặt lý thuyết vẫn có thể được dùng để vay ngân hàng. Nhưng trên thực tế điều này rất hiếm khi xảy ra.
Vì nếu một cá nhân đứng tên chung trên sổ muốn vay ngân hàng để hoàn thiện thủ tục hồ sơ cần phải có chữ ký đồng thuận của tất cả những chủ sở hữu còn lại, nếu các chủ sở hữu còn lại là những người xa lạ thì người cần vay vốn khó có sự chấp thuận. Đây chính là lý do hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam khó chấp nhận cho vay bằng sổ hồng chung.
>> Các bạn xem thêm thành lập công ty có cần bằng cấp không
Biên tập: Dung Le