Trang chủ

Vật liệu XD

Tôn lợp

Du lịch Hải Đăng

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Quảng Cáo ADS

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 21/11/2024 |

Thuế CIT là gì? Những quy định và cách tính thuế CIT

5.0/5 (2 votes)

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi đầu tư, kinh doanh tạo ra lợi nhuận, doanh thu chịu thuế sẽ phải nộp thuế cho nhà nước theo quy định của luật kế toán. Vậy thuế CIT là gì?Đối tượng chịu thuế và cách tính thuế CIT?Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Thuế CIT là gì

1. Thuế CIT là gì?

Thuế CIT là có nghĩa là thuế thu nhập doanh nghiệp từ viết tắt của cụm từ Corporate income tax . Thuế doanh nghiệp là thuế đánh vào lợi nhuận của một công ty. Các khoản thuế được trả trên thu nhập chịu thuế của một công ty, bao gồm doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán (COGS), chi phí quản lý và kinh doanh (G&A), bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, khấu hao và các chi phí hoạt động khác.

1.1 Đặc điểm thuể CIT

  • Thuế CIT (Thuế thu nhập doanh nghiệp) là khoản thuế trực thu do đó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Đây không chỉ là nguồn ngân sách chính cho đất nước mà còn là công cụ kinh tế vĩ mô điều tiết hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
  • Các doanh nghiệp đóng CIT dựa trên khoản thu của mình để làm căn cứ xác định hiệu quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.
  • Thu thuế CIT cũng là một cách thức để nhà nước có thể kiểm soát và điều tiết mọi khoản thu nhập của doanh nghiệp khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

1.2 Đối tượng đóng thuế thu nhập

Việc quản lý thuế do Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính quản lý. Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế tại Việt Nam, bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam có hoặc không có cơ sở cư trú tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
  • Các tổ chức nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Bất kỳ tổ chức nào khác tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

1.3 Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ. 

2. Những quy định về thuế CIT

Thuế thu nhập được quy định, điều chỉnh dựa theo nguồn luật từ những văn bản pháp luật quy phạm về thuế quốc gia cùng văn bản quy phạm pháp luật thuế của quốc tế.

 

2.1. Thông tư hướng dẫn của Nhà nước

Các thông tư quy định cũng như hướng dẫn trực tiếp về thuế thu nhập doanh nghiệp được hướng dẫn cụ thể trong: 

  • Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC: hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp/
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC: hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC: hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của bộ tài chính. 

2.2 Các quy định về tính thuế CIT

Thuế TNDN được quy định như sau:

a) Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

b) Thu nhập chịu thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

+ Các khoản thu nhập khác gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ

c) Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Doanh nghiệp sẽ được khấu trừ đi một số khoản chi trong kỳ tính thuế khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản chi phí này gồm:

  • Khoản chi thực tế được phát sinh và có liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Những khoản chi phí hợp lý tính thuế TNDN có đủ hoá đơn và chứng từ hợp pháp theo như quy định của pháp luật.
  • Khoản chi hợp lý nếu có hoá đơn mua hàng hóa hay dịch vụ từng lần, mỗi lần có giá trị ít nhất từ 20 triệu đồng trở lên (giá này đã bao gồm thuế GTGT) và khi thanh toán phải có được chứng từ thanh toán nhưng không dùng tiền mặt.

d) Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN gồm:

  • Chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động 
  • Các khoản chi cho trang phục bằng hiện vật cho người lao động nhưng lại không có hóa đơn, hoặc chứng từ thể hiện chi trang phục bằng tiền trả cho người lao động nhưng lại vượt quá 05 triệu đồng/1 người/1 năm.
  •  Các khoản chi thưởng cho sáng kiến hay cải tiến nhưng doanh nghiệp lại không có quy chế hoặc quy định cụ thể.
  •  Các khoản chi phí cho phụ cấp tiền tàu xe để đi nghỉ phép nhưng không tuân thủ theo các quy định hiện hành của Bộ Luật Lao động.
  • Các khoản chi vượt định mức 03 triệu đồng/1 tháng/1 người với mục đích chi trích nộp vào quỹ hưu trí tự nguyện, hay mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc bảo hiểm nhân thọ dành cho người lao động.
  • Các khoản chi trả tiền trợ cấp mất việc làm dành cho người lao động nhưng không thủ theo đúng các quy định hiện hành.
  • Các khoản chi phí được trừ nhưng lại không chi không đúng cho đối tượng, không chi đúng mục đích hoặc có mức chi vượt quá so với quy định.
  •  Các chi phí của doanh nghiệp dùng để mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Các khoản chi tiền để thuê tài sản của các cá nhân nhưng không có đầy đủ hồ sơ hay chứng từ.

3. Cách tính chi phí thuế CIT( TNDN)

Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.

3.1 Công thức chung tính thuế TNDN 

Với các Doanh nghiệp nói chung sẽ có công thức tính thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN

3.2 Giải thích các thành phần trong công thức tính thuế TNDN

a) Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Doanh thu chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ kết chuyển

Trong đó:  

+ Doanh thu chịu thuế = Tổng doanh thu – Các chi phí được trừ

+ Các khoản lỗ được kết chuyển

  • Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm. Kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
  • Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm.
  • Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.

b) Thuế suất

Theo điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và thông tư 96/2015/TT-BTC của bộ Tài Chính thì thuế suất TNDN bao gồm các mức sau:

Thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp

Thuế suất 32% – 50% áp dụng cho doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

Thuế suất 50% sẽ áp dụng với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc. Wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm. Căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ. Thủ tướng Chính Phủ quyết định mức thuế suất phù hợp với từng dự án; từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Tài Chính.

c) Thời gian nộp thuế TNCN

Căn cứ Điều 55 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về thời hạn nộp thuế quy định về thời hạn nộp thuế như sau:

Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

3. Công ty tư vấn thuế kế toán Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ báo cáo thuế trọn gói uy tín và chất lượng tại TPHCM. Tân Thành Thịnh cung cấp các dịch vụ kế toán, kê khai thuế và làm báo cáo thuế quý/tháng, báo cáo thuế trọn gói chuyên nghiệp.

Tân Thành Thịnh giúp khách hàng không phải tốn nhiều thời gian khi thực hiện báo cáo thuế khi lựa chọn dịch vụ báo cáo thuế của chúng tôi.

a) Quy trình thực hiện dịch vụ kế toán

Sau đây là những công việc mà Tân Thành Thịnh sẽ thay doanh nghiệp thực hiện nếu khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán của chúng tôi.

  • Tư vấn việc sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra hợp lý.
  • Nhận hóa, đơn chứng kế toán từ tận nơi.
  • Phân loại, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, cân đối thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
  • Lập tờ khai báo cáo thuế, khai báo thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tạm tính thuế TNDN.
  • Nộp báo cáo thuế lên cơ quan thuế theo quy định.
  • Và những công việc khác nếu khách hàng có nhu cầu

b) Cam kết dịch vụ

  • Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các công việc. Và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin kế toán của khách hàng, ngay cả khi hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán đã chấm dứt.
  • Về chi phí chúng tôi luôn đảm bảo mức giá cạnh tranh trên thị trường, trọn gói dịch vụ hoàn toàn không phát sinh.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Thuế CIT. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi các bạn vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ tốt nhất.

Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

>> Các bạn xem thêm hướng dẫn báo cáo thuế theo quý

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

Biên tập: Alex Seoer

BÀI VIẾT LIÊN QUAN