Trang chủ

Vật liệu XD

Tôn lợp

Du lịch Hải Đăng

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Quảng Cáo ADS

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 21/11/2024 |

Kỹ năng sống là gì? Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

5.0/5 (1 votes)

Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết để giúp chúng ta dễ dàng thích nghi và nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn dù ở bất kỳ hoàn cảnh sống nào. Vậy các kỹ năng sống cần có hiện nay là gì? Phân biệt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.

Kỹ năng sống là gì?

Mời bạn cùng Báo Tin Nhanh tìm hiểu chi tiết ở bài viết ngay dưới đây nhé.

1. Kỹ năng là gì?

Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể hay đồng nhất về kỹ năng rõ ràng. Theo wiki thì Kỹ năng tiếng Anh: skill là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhất định hoặc cả hai.


Vậy hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng là việc áp dụng một khả năng, năng lực để thực hiện một hành động cụ thể giúp chúng ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống và đạt được những kết quả mong muốn. Ví dụ: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…

1.1 Kỹ năng sống là gì?

Có rất nhiều khái niệm về kỹ năng sống. Theo tổ chức UNESCO thì kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày của mỗi người.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì kỹ năng sống là kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hằng ngày.

Vậy kỹ năng sống là những kỹ năng, năng lực của mỗi cá nhân trong việc giao tiếp, ứng xử và vượt qua các tình huống thực tế, mang lại những kết quả nhất định, giúp mỗi chúng ta sống vui hơn, có ý nghĩa hơn trong cuộc sống. 

1.3 Phân biệt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Khi nhắc tới khái niệm kỹ năng bạn sẽ được nghe rất nhiều về kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Vậy kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng cứng là gì? Phân biệt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay phần dưới đây nhé.

a) Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là tất cả những kỹ năng thiên hướng về mặt tinh thần của mỗi cá nhân giúp tiếp cận, phản ứng với những vấn đề xung quanh khi giải quyết vấn đề.

Các kỹ năng mềm có thể kể đến như là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích nghi – hòa nhập, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy… Những kỹ năng mềm thường giúp chúng ta dễ dàng linh hoạt, thích ứng và hỗ trợ xử lý công việc một cách hiệu quả hơn. Đồng thời dễ duy trì sự kết nối trong mối quan hệ người – với người trong cuộc sống. 

b) Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng là những kỹ năng, năng lực, kiến thức chuyên môn mà mỗi cá nhân có được thông qua việc học tập, rèn luyện từ thực tế từ một công việc cụ thể. Kỹ năng cứng thường mang tính chất chuyên môn nghề nghiệp cụ thể hơn. 

Kỹ năng cứng có thể dễ dàng có được bằng việc học tập và rèn luyện để trở nên thành thạo. Kỹ năng mềm là một trong những loại kỹ năng khó sở hữu và không phổ cập bằng một kiến thức cụ thể nào cả. Mỗi con người phải tự quan sát, đúc kết hoặc có chăng học tập thì cũng học qua kinh nghiệm của người khác.

Các kỹ năng cứng có thể kể đến như là: kỹ năng đánh máy, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập trình, kỹ năng viết Email…

c) Điểm khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

- Đối tượng áp dụng:

  • Kỹ năng mềm: tùy vào từng nhu cầu, vị trí công việc mà mỗi người tự trau dồi.
  • Kỹ năng cứng: ai cũng cần rèn luyện nếu làm một kỹ năng, công việc nào đó.

- Vai trò:

  • Kỹ năng mềm: là phương tiện giúp bạn xử lý công việc một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
  • Kỹ năng cứng: tiền đề, cốt lõi để bắt đầu công việc nào đó.

- Tính chất:

  • Kỹ năng mềm: linh hoạt ứng dụng vào từng tình huống cụ thể, không phải trường hợp, hoàn cảnh nào cũng giống nhau.
  • Kỹ năng cứng: có khuôn khổ, cố định và ít thay đổi.

- Môi trường rèn luyện:

  • Kỹ năng mềm: rèn luyện qua kinh nghiệm, nếp sống, sinh hoạt…
  • Kỹ năng cứng: tích lũy qua việc học, chương trình cụ thể.

- Tiêu chuẩn đánh giá:

  • Kỹ năng mềm: dựa trên quan điểm cá nhân, không có tiêu chuẩn cụ thể.
  • Kỹ năng cứng: đánh giá qua chuyên môn, năng lực bằng cấp cụ thể nhất định.

>> Các bạn xem thêm các kỹ năng để trở thành kế toán chuyên nghiệp

2. Các kỹ năng sống cần có hiện nay

Có rất nhiều kỹ năng sống quan trọng và tối cần thiết để mỗi chúng ta tự trau dồi và rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn. Sau đây Báo Tin Nhanh xin chia sẻ đến bạn những kỹ năng sống quan trọng và cần thiết mà mỗi cá nhân ai cũng cần phải sở hữu:


2.1 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống hiện nay luôn có nhiều vấn đề buộc chúng ta phải đối diện. Có những vấn đề vô cùng đơn giản nhưng cũng có những vấn đề vô cùng phức tạp. Mỗi chúng ta bắt buộc phải có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và đưa ra những giải pháp, cách xử lý một cách hiệu quả.

Thông thường, để giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách dễ dàng hơn bạn phải biết cách xây dựng cho mình khả năng quan sát, nhìn nhận vấn đề từ tổng quát đến chi tiết mới có cái nhìn tổng thể nhất và dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

2.2 Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một trong những tư duy bắt buộc chúng ta phải rèn luyện để đưa ra cái nhìn đúng - sai và lựa chọn. Tư duy phản biện càng sắc bén sẽ giúp bạn có cái nhìn nhận vấn đề một cách hiệu quả và tốt nhất cho bạn.

Tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải trau dồi cực kỳ nhiều về khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá vấn đề, sự việc. 

Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, đưa ra quyết định chính xác hơn thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình. Từ đó giúp bạn dễ dàng thành công và thăng tiến hơn trong công việc và sự nghiệp.

2.3 Kỹ năng teamwork

Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng đội nhóm. Kỹ năng teamwork là một trong những kỹ năng tối quan trọng và hết sức cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Người sở hữu kỹ năng teamwork tốt sẽ giúp bạn dễ dàng phối hợp với mọi người và thực hiện công việc một cách thuận lợi, nâng cao hiệu suất làm việc gấp nhiều lần.

2.4 Kỹ năng quản lý cảm xúc

Trong bất kỳ tình huống, ai là người quản lý cảm xúc của mình tốt nhất sẽ luôn là người góp phần giảm căng thẳng trong đội nhóm, giao tiếp và thương lượng giải quyết công việc một cách hiệu quả và hài hòa hơn. Do đó, kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ giúp bạn giữ sự hài hòa và mang tính xây dựng hơn trong khi làm việc.

2.5 Kỹ năng quản lý thời gian

Biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, tập trung vào giải quyết các công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng cần thiết trong cuộc sống hiện nay mà mỗi chúng ta ai cũng phải có.

2.6 Kỹ năng chuyên môn là gì?

Kỹ năng chuyên môn là kỹ năng, năng lực trong một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Kỹ năng chuyên môn thường được đào tạo bài bản thông qua kiến thức học thuật ở trường lớp, các khóa học và sau đó ứng dụng vào thực tế để nâng cao năng lực, giải quyết công việc một cách hiệu quả.

Với bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn để xử lý công việc. Tuy nhiên, có những ngành nghề bắt buộc phải được đào tạo bài bản qua từng chương trình theo quy định tiêu chuẩn của quốc gia như các ngành nghề đặc thù bác sĩ, giáo viên, kỹ sư... 

Để ứng tuyển vào những vị trí ngành nghề có yêu cầu cao này bạn cần giỏi về cả trình độ lẫn kỹ năng mềm. Bên cạnh đó cũng có những ngành nghề không quá yêu cầu khắc khe về kỹ năng chuyên môn. Bạn có thể học tập và tích lũy dần qua kinh nghiệm thực tế như là bán hàng, chăm sóc khách hàng...

3. Top 10 kỹ năng cần có để trở thành lãnh đạo

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo tương lai? Bạn đang tìm cách xây dựng và phát triển đội nhóm của mình để làm việc hiệu quả hơn? Dưới đây là top 10 kỹ năng cần có để trở thành một lãnh đạo xuất sắc, được mọi người yêu mến bạn cần trao dồi và rèn luyện ngay từ bây giờ.


3.1 Kỹ năng giao tiếp

Là một lãnh đạo, bạn phải biết cách truyền đạt rõ ràng, súc tích mọi thứ từ mục tiêu của tổ chức đến những công việc cụ thể cho nhân viên. Lãnh đạo phải thông thạo mọi hình thức giao tiếp như giao tiếp một với cá nhân từng người, giao tiếp phòng ban, đối thoại với toàn thể nhân viên cũng như giao tiếp qua điện thoại, email hoặc mạng xã hội…

Bên cạnh đó, không phải lúc nào người lãnh đạo cũng cần phải giao tiếp, nói chuyện. Người lãnh đạo cũng phải biết lắng nghe, không phán xét để thiết lập sợi dây kết nối với nhân viên, khách hàng một cách cân bằng.

3.2 Kỹ năng trao quyền

Là lãnh đạo bạn không thể cán đáng quá nhiều công việc. Do đó, bạn cần phải biết cách trao quyền, giao đúng việc, đúng người để mang lại hiệu quả cũng như phát huy được tiềm lực của một người nhân viên theo khả năng của họ.

Bạn càng trao quyền và phân công công việc hiệu quả thì bạn sẽ càng có nhiều thời gian để có thể tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng khác. Và công việc vẫn hiệu quả, tổ chức của bạn không ngừng phát triển mạnh.

3.3 Kỹ năng tạo động lực

Kỹ năng tạo động lực là một trong những điều hết sức quan trọng giúp bạn giữ nhân tài, củng cố niềm tin và giúp tạo động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc. Là một người lãnh đạo bạn phải biết cách nào là hiệu quả nhất đối với nhân viên của mình để tăng hiệu suất và nhiệt huyết của họ.

Hãy giúp nhân viên của mình lập một kế hoạch sự nghiệp rõ ràng, và - hãy trở thành một phần của kế hoạch đó, giúp nhân viên của mình phát triển. Có như thế, nhân tài sẽ giữ được nhân tài.

3.4 Kỹ năng làm gương

Bạn không thể bảo nhân viên làm việc chăm chỉ trong khi bạn không cố gắng hết mình. Bạn không thể có một người đồng sự hết mình nếu bạn tính toán chi li, hay phán xét và khó xử. Hơn hết, một người lãnh đạo xuất sắc phải là một người làm gương, nói được làm được để tạo động lực cho nhân viên phấn đấu.

3.5 Có kiến thức chuyên môn và nghề nghiệp

Để làm gương hoặc xử lý mọi vấn đề công việc thì kiến thức chuyên môn và nghề nghiệp là một trong những kỹ năng một nhà lãnh đạo bắt buộc phải có. Trước khi muốn quản lý được người khác thì bạn phải giỏi ở lĩnh vực đó, có kiến thức thì mới làm việc được. Sau đó người lãnh đạo cần trau dồi thêm nhiều nhiều kỹ năng khác nữa để bổ trợ cho việc quản lý.

3.6 Trở thành một người đáng tin cậy

Người lãnh đạo không phải là một người thét ra tiếng, ai cũng phải sợ. Bạn phải khiến nhân viên thấy thoải mái khi tìm đến đặt câu hỏi và bày tỏ lo âu, suy nghĩ hay một ý kiến sáng tạo nào đó. Bạn phải chứng tỏ rằng mình là một người liêm chính, đủ tin tưởng, công tư phân minh để nhân viên cởi mở chia sẻ thẳng thắn và họ luôn được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh.

3.7 Đánh giá và nhận xét

Trong quá trình làm việc thì việc đánh giá và nhận xét thường xuyên xảy ra. Trong đó, người lãnh đạo giỏi phải là người đánh giá, đưa ra nhận xét hoặc lời khuyên một cách thông minh – nghĩa là vừa giúp nhân viên nhận ra vấn đề, vừa giúp họ giữ được sự tôn trọng nhất định.

Khi thấu hiểu và đóng góp mang tính xây dựng như thế thì họ càng nể phục và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp, đội nhóm của bạn.

3.8 Kỹ năng chịu trách nhiệm

Lãnh đạo là lãnh đạn. Câu nói này tưởng chừng như vui như nó hoàn toàn đúng trong trường hợp này. Một người lãnh đạo giỏi phải là người đúng mũi chịu sào, chịu mọi trách nhiệm cho cả thành công và thất bại của đội nhóm. Sẵn sàng tiến về phía trước, bảo vệ đội nhóm của mình một cách thông minh.

3.9 Sự cam kết

Giữ lời hứa và sự cam kết là một trong những kỹ năng tối quan trọng của một người lãnh đạo cần có. Đặc biệt là hứa thì phải làm. Càng sẵn sàng đồng hành cùng nhân viên trong mọi hoàn cảnh, công việc để cùng nhau đồng hành trong mọi hoạt động.

3.10 Kỹ năng linh hoạt giải quyết vấn đề

Cuối cùng, trong công việc luôn khó tránh khỏi những việc thay đổi. Do đó, người lãnh đạo cần linh hoạt đón nhận giải quyết vấn đề một cách nhanh nhẹn, thông minh và thích nghi với mọi hoàn cảnh.

>> Các bạn xem thêm trình độ chuyên môn là gì

 

Biên tập: Hồng Lê

BÀI VIẾT LIÊN QUAN