Các loại mỡ trong cơ thể người và nguyên nhân gây nên mỡ thừa
Không phải tất cả các loại mỡ trong cơ thể đều có tác hại không tốt đến sức khỏe của chúng ta và bắt buộc bạn cần phải tập luyện, loại bỏ chúng. Đây là một suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng. Tại bài viết này Bodyfit sẽ chia sẻ đến bạn các loại mỡ trong cơ thể một cách chi tiết để xác định đâu là loại mỡ cần loại bỏ, đâu là loại mỡ thiếu yếu cần thiết.
Các loại mỡ trong cơ thể
Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ để hiểu đúng về các loại mỡ và bảo vệ sức khỏe của mình đúng cách nhé.
1. Đặc điểm của mỡ trong cơ thể
Nhắc đến mỡ thì hầu như mọi người nghĩ ngay đến việc loại bỏ, đặc biệt đối với chị em phụ nữ - mỡ là kẻ thù. Thế nhưng đối với cơ thể chúng ta, mỡ hay còn gọi là chất béo. Đây là một hợp chất quan trọng không thể thiếu giúp cơ thể vận động và phát triển.
Theo phương pháp tính BMI (công thức tính chiều cao và trọng lượng cơ thể). Tỉ lệ mỡ thường gặp ở những cơ thể có sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp đối với nữ giới là 21 - 24% chất béo. Tỷ lệ mỡ thường gặp ở những cơ thể có sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp đối với nam giới là 14 - 17% chất béo.
Do đó, mỡ (hay còn gọi là chất béo) chiếm một tỉ trọng nhất định trong cơ thể chúng ta, giúp tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp dự trữ năng lượng, bảo vệ điều hòa thân nhiệt, hấp thu và vận chuyển các chất tan trong dầu, vitamin A, D, E, K, hormone steroid chứ không hoàn toàn xấu như mọi người nghĩ. Trừ khi, tỉ lệ mỡ trong cơ thể vượt quá tỉ lệ cho phép.
1.1 Cách hình thành mỡ trong cơ thể
Mỡ có trong thức ăn, đồ uống hằng ngày. Trong quá trình ăn uống hằng ngày, cơ thể sẽ tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất từ lượng thức ăn được đưa vào và chuyển hóa thành axit béo và glycero.
Sau đó, các chất này sẽ được hấp thụ vào niêm mạc ruột và được giải phóng vào hệ bạch huyết sau đó nuôi dưỡng các tế bào phát triển. Khi đó mỡ được gọi là mỡ thiết yếu.
Trường hợp, nếu cơ thể không thể hấp thụ hết các dưỡng chất được đưa vào, hoặc năng lượng cung cấp cho cơ thể vượt lên trên nhu cầu cần thiết trong một thời gian dài thì lượng mỡ (chất béo) không hấp thụ hết sẽ dần chuyển thành mỡ thừa trong cơ thể. Lượng mỡ dư thừa quá tỉ lên cho phép sẽ gây nên tình trạng béo phì và các bệnh lý khác.
Do đó, chúng ta không phải cố gắng loại bỏ hết lượng mỡ cung cấp cho cơ thể bằng mọi cách như giảm cân, cắt khẩu phần ăn uống. Việc này có hại đến sức khỏe vô cùng. Giải pháp tốt nhất cho bạn là kiếm soát lượng mỡ cung cấp vào cơ thể một cách hợp lý, đúng với nhu cầu, đảm bảo cho sự phát triển của sức khỏe một cách ổn định, khỏe mạnh.
1.2 Thành phần cấu tạo của mỡ
Mỡ hay còn gọi là chất béo. Đây là một mô liên kết lỏng được cấu tạo chủ yếu từ các tế bào mỡ và thành phần trong mạch máu SVF của các tế bào khác bao gồm preadipocytes, nguyên bào sợi, các tế bào nội mô mạch máu và một loạt các tế bào miễn dịch như đại thực bào mô mỡ.
Theo tiến sĩ Susan Fried, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng và Béo phì tại Đại học Boston, mỡ giúp dự trữ năng lượng để sử dụng khi đói và giải phóng hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất. Chỉ khi nào lượng mỡ tích trữ ở cơ thể bạn vượt quá phần trăm cho phép mới ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Các loại mỡ trong cơ thể mỗi người
Như đã chia sẻ bên trên, không phải loại mỡ nào trong cơ thể cũng là xấu mà chúng ta cần phải loại bỏ. Thay vì tìm kiếm phương pháp loại bỏ mỡ trong cơ thể một cách khó khăn, chúng ta học cách kiểm soát tỉ lệ mỡ trong cơ thể sẽ tốt hơn rất nhiều. Sau đây, Bodyfit xin chia sẻ đến bạn những loại mỡ trong cơ thể chúng ta hiện nay.
Cùng tìm hiểu để nhận biết và phân biệt từng loại mỡ trong cơ thể nhé.
2.1 Mỡ thiết yếu
Đúng như tên gọi, mỡ thiết yếu là loại mỡ cực kỳ quan trọng giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, hấp thụ vitamin, cấu trúc tế bào và tham gia vào quá trình sản xuất các kích thích tố như hormone sinh sản. Mỡ thiết yếu giúp bạn sống khỏe.
Mỡ thiết yếu thường tìm thấy ở màng thần kinh, tủy xương và màng bảo vệ các cơ quan của cơ thể. Mỡ thiết yếu không phải là mỡ dưới da hay mỡ nội tạng.
Theo thống kê American Council on Exercise (Hội đồng thể thao Hoa Kỳ). Tỉ lệ phần trăm mỡ thiết yếu tốt nhất cho nữ giới cần khoảng 10 – 13%, và nam giới cần 2 – 4% trên tổng trọng lượng cơ thể.
Đây là tỉ lệ phần trăm mỡ tốt nhất cho mỗi người. Tuy nhiên tùy theo độ tuổi, công việc, mục tiêu tập luyện của từng nhóm đối tượng mà tỉ lệ mỡ thiết yếu cũng có sự thay đổi.
Tuy nhiên, khi cố gắng cắt giảm hoặc thay đổi tỉ lệ mỡ này thấp hơn tỉ lệ thiết yếu sẽ thường dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như là: thay đổi nội tiết tố, mất kinh.
Theo Tiến sĩ J. Mark Brown, nhà nghiên cứu chất béo thuộc Viện nghiên cứu Lerner của Phòng khám Cleveland, mức độ mỡ thiết yếu quá thấp cũng có thể làm mất khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.
Do đó, thay vì cố gắng giảm cân, hãy kiểm soát chắc chắn tỉ lệ mỡ của cơ thể bạn ở mức cho phép. Bạn có thể kiểm tra tỉ lệ mỡ thiết yếu trên cơ thể bằng nhiều thiết bị đo khác nhau như máy inbody hoặc thiết bị fitness cá nhân.
2.2 Mỡ trắng
Mỡ trắng là dạng chính của tế bào mỡ, đây là loại mỡ mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến khi nói về mỡ thừa trong cơ thể. Mỡ trắng là hệ thống lưu trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể.
Chất béo trắng thường được lưu trữ dưới da, xung quanh cơ bụng, cánh tay, mông đùi.
Vai trò quan trọng của mỡ trắng là:
- Tham gia vào quá trình sản xuất hormone adiponectin, rất cần thiết cho việc quản lý insulin để duy trì cân bằng lượng đường trong máu khỏe mạnh.
- Tham gia vào quá trình sản xuất leptin – giúp kiểm soát cơn đói
- Cortisol (hormone tăng trưởng)
Theo thống kê American Council on Exercise (Hội đồng thể thao Hoa Kỳ). Tỉ lệ phần trăm mỡ cho cơ thể một người khỏe mạnh là khoảng: nữ giới 21-31%, và nam giới 14 - 24% trên tổng trọng lượng cơ thể.
Nếu tỉ lệ mỡ trắng vượt quá tỉ lệ trên thường được xem là thừa cân và có thể làm cho cơ thể bạn kháng insulin, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến những bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao...
2.3 Mỡ nâu
Mỡ nâu chiếm tỉ lệ rất ít trong co thể người lớn. Bạn thường thấy tỉ lệ mỡ nâu cao nhất ở trẻ em – chiếm khoảng 5% tổng khối lượng cơ thể trẻ em.
Mỡ nâu gồm những giọt nhỏ chất béo và một số lượng lớn ti thể có chứa sắt, cùng với rất nhiều mạch máu khiến mỡ có màu nâu.
Mỡ nâu thường được gọi là chất béo “tốt”, hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2… Đặc biệt, duy trì nhiệt độ cho cơ thể.
Mỡ nâu thường tích tụ quanh vai và cổ. Bạn không cần quan tâm quá nhiều tới loại mỡ này vì tỉ lệ chúng rất thấp trong cơ thể. Việc của bạn cần duy trì tỉ lệ chất béo thiết yếu, chất béo trắng để sản sinh lượng chất béo nâu cần thiết.
2.4 Mỡ màu be
Mỡ màu be là sự giao thoa giữa mỡ trắng và nâu. Các nghiên cứu về mỡ cho rằng mỡ trắng có thể được chuyển đổi thành mỡ màu be từ Hormone catecholamine.
Tập thể dục được coi là một yếu tố kích thích căng thẳng quan trọng để chuyển đổi mỡ trắng thành mỡ màu be. Chìa khóa ở đây là sự căng thẳng lành mạnh, vì vậy hãy tập trung ít nhất 75 phút tập thể dục mạnh mẽ mỗi tuần và ưu tiên tập luyện với cường độ cao để chuyển hóa mỡ trắng thành mỡ màu be.
2.5 Mỡ dưới da
Mỡ dưới da là lớp mỡ được tìm thấy ngay bên dưới da, chúng chiếm khoảng 90% tỷ lệ mỡ toàn thân. Mỡ dưới da là sự kết hợp của mỡ trắng, mỡ màu be, mỡ nâu, và một lượng chất béo dưới da nhất định, vừa đủ thì có vai trò tốt cho sức khỏe.
Nhưng, nếu quá nhiều thì có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về vóc dáng và sức khỏe của bạn như là tăng cân, béo phì, kháng insulin.
Bạn sẽ cảm nhận rõ nhất mỡ dưới da ở những vùng mỡ đùi ở nữ hoặc quanh bụng ở nam. Hóc môn sinh dục Estrogen đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản của nữ giới nên phụ nữ có xu hướng có lượng mỡ dưới da cao hơn nam giới.
Mỡ dưới da như một lớp đệm giữa cơ và mô da để bảo vệ và giúp cơ thể được thoải mái. Để duy trì lượng mỡ dưới da hợp lý bạn cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, loại bỏ những thực phẩm có tinh bột và chất béo xấu và tập thể dục thường xuyên để giúp giảm kích thước mỡ ở vùng bụng hoặc đùi.
2.6 Mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng thường là mỡ trắng được lưu trữ trong khoang bụng xung quanh một số cơ quan như gan, tụy, tim và ruột. Mức độ mỡ nội tạng cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn một cách nghiêm trọng. Trong công cuộc chống lại mỡ thừa, mỡ nội tạng luôn là mục tiêu hàng đầu.
Để đánh giá mức mỡ nội tạng của bạn, hãy xác định tỷ lệ vòng eo / hông. Nếu tỷ lệ này cao hơn 1,0 đối với nam và 0,85 đối với nữ, thì lượng mỡ của bạn đang bị dư thừa.
Một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu mức mỡ nội tạng là điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn. Cắt bỏ thực phẩm chế biến và tăng lượng protein nạc, thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, ngũ cốc và chất xơ. Ngủ đủ giấc và tập các bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bụng và toàn diện. Tránh ngồi nhiều cũng như ít vận động.
3. Tác hại của mỡ thừa gây nên
Khi mỡ thừa xuất hiện, những tác hại rõ nhất mà chúng ta thấy được là làm thay đổi vóc dáng, ngoại hình. Sau đó kèm theo nhiều dấu hiệu liên quan đến nhiều bệnh lý về sức khỏe.
3.1 Tác hại của mỡ thừa
Những tác hại thường gặp nhất khi bạn bì thừa cân, béo phì:
- Làm ngoại hình trở nên xấu xí, đặc biệt là vùng bụng, đùi khiến bạn dễ mất tự tin vào ngoại hình của mình.
- Mỡ thừa còn làm xương khớp dễ bị thoái hóa, đau nhứt, đi lại khó khăn.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của bạn, đặc biệt là chứng trầm cảm, lo lắng.
- Nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý như là: tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc nguy cơ mắc bệnh ung thư, rối loạn nội tiết tố, biến đổi ADN...
- …
3.2 Vị trí mỡ thừa dễ tích tụ nhất
Tùy vào từng loại mỡ sẽ có những vị trí tích tụ khác nhau. Nhưng phổ biến nhất, mỡ thừa thường tích tụ dưới vùng da như vùng bụng, đùi, mông. Mỡ nội tạng thường tích tụ quanh tim, gan, phổi.
Tùy vào từng độ tuổi, thói quen sinh hoạt mà lượng mỡ tích tụ sẽ khác nhau. Ví dụ, với những người phụ nữ văn phòng, theo thói quen công việc ngồi nhiều, ít vận động mỡ thừa sẽ tích tụ nhiều ở phần bụng, eo. Những phụ nữ mang thai, sau sinh em bé, mỡ cũng tích tụ nhiều ở vùng eo, bụng. Nhưng đối với những đối tượng khác, mỡ sẽ tích tụ ở đùi mông…
Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có bài tập, chế độ dinh dưỡng và thay đổi thói quen khác nhau để giúp bạn dễ dàng loại bỏ phần mỡ thừa không mong muốn.
Lưu ý: Đối với việc tích tụ dưới da, bạn dễ dàng nhận biết và thấy rõ được, từ đó cũng có những biện pháp để cải thiện, tuy nhiên với loại mỡ nội tạng – nguy hiểm thường rất khó nhận biết. Nhưng nó lại ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, ngoài việc cải thiện loại bỏ mỡ thừa dưới da, chúng ta cần lưu ý và có giải pháp loại bỏ mỡ nội tạng.
3.3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ thừa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ thừa cho mọi người. Phổ biến nhất là:
a) Ăn uống không hợp lý
Thức ăn, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng chính giúp nuôi dưỡng cơ thể bạn. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ thừa nhiều người vì ăn uống không đúng cách.
Bạn càng ăn nhiều đồ chiên, rán, chất béo, uống những chất có gas, cồn thì càng tích tụ mỡ thừa. Bên cạnh đó, giờ giấc ăn uống không đúng cách, bạn thường ăn khuya cũng dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa. Ăn uống những món ăn mình thích, mất cân bằng dinh dưỡng, thiết chất xơ từ rau củ quả, uống không đủ nước chính là nguyên nhân gây ra mỡ thừa.
b) Không vận động, tập thể dục
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay. Giữa nhịp sống bận rộn, công việc, học tập, mối quan hệ… chiếm hết thời gian của chúng ta. Do đó, bạn thường không có thói quen tập thể dục. Cơ thể càng không được vận động thì sẽ càng làm cho nặng lượng nạp vào không được hấp thụ và mỡ không được giải phóng mà tích tụ lại thành mỡ thừa.
c) Thói quen sinh hoạt không lành lạnh
Mỡ thừa chính là hậu quả của việc thức đêm nhiều, hay ăn đêm hoặc uống nhiều đồ uống có ga, thức khuy liên tục hoặc ăn uống quá nhiều, thỏa thích mà không có một kế hoạch hay chế độ cân bằng dinh dưỡng. Thói quen sinh hoạt càng không lành mạnh sẽ dẫn đến việc tích tụ mỡ thừa là hiển nhiên.
d) Thay đổi nội tiết tố cơ thể
Một số ít nguyên nhân là thay đổi nội tiết tố cơ thể ở những giai đoạn đặc biệt như dậy thì, có thai, tiền mãn kinh hoặc sử dụng những loại thuốc như tránh thai, thuốc lá,… cũng dẫn đến mỡ thừa tích tụ, đặc biệt cơ thể phụ nữ thường dễ bị tích tụ mỡ thừa hơn là nam giới.
4. Dịch vụ giảm cân cùng HLV Bodyfit
Cuộc sống ngày càng phát triển, vấn đề thừa cân, béo phì ngày một gia tăng do chế độ ăn uống không cân bằng, ít vận động, căng thẳng. Việc này đã làm nhiều người gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng trong cuộc sống
Nếu bạn đang luyện tập giảm cân mà không hiệu quả, bạn cần một người đồng hành hỗ trợ để giảm cân đúng cách và đặc biệt là an toàn thì dịch vụ giảm cân tại nhà cùng HLV của Bodyfit là một giải pháp hoàn hảo dành cho bạn.
Tập luyện cùng HLV tại nhà của Bodyfit không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, nắm bắt được những kiến thức chuyên nghiệp mà còn đảm bảo mang lại những hiệu quả đáng kể với lộ trình tập luyện rõ ràng, chuyên nghiệp.
Hơn thế nữa, với kinh nghiệm chuyên môn cao cùng với những kiến thức về sức khỏe, dinh dưỡng, đội ngũ HLV Bodyfit sẽ giúp bạn cải thiện được sức khỏe đáng kể, hạn chế bệnh tật, mang lại cho bạn một tinh thần khỏe khoắn, tự tin hơn trong cuộc sống.
4.1 Các gói dịch vụ giảm cân cùng HLV cá nhân Bodyfit
Tùy vào thể trạng sức khỏe cũng như nhu cầu, mục tiêu luyện tâp mà đội ngũ HLV cá nhân Bodyfit có thể tư vấn và thiết kế lộ trình tập luyện phù hợp với bạn.
Vì thế, còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch giảm cân với các gói dịch vụ đa dạng, cụ thể là
- Gói tập giảm cân 4kg
- Gói tập giảm cân 8kg
- Gói giảm cân sau sinh
- Gói giảm cân theo yêu cầu
- Gói giảm cân cho trẻ em
4.2 Cam kết dịch vụ
Với sự chuyên nghiệp cũng như mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho học viên, Bodyfit cam kết:
- Chi phí cạnh tranh và không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào trong các gói tập luyện.
- Đội ngũ HLV cá nhân được tuyển chọn và đào tạo với tay nghề cao, tận tâm tư vấn và hỗ trợ học viên.
- Đồng hành xây dựng lịch giảm cân phù hợp với học viên, theo dõi kết quả quá trình tập luyện và sửa lỗi, sửa bài tập trong quá trình đồng hành.
- Cam kết giúp học viên đạt được những mục tiêu tập luyện nhanh chóng.
Nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân hoặc bạn đã và đang giảm cân nhưng không mang lại hiệu quả thì liên hệ ngay Bodyfit để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline: 0937 870 870 - 0852 53 53 53.
>> Các bạn xem thêm cách hít thở khi tập gym
Biên tập: Hồng Lê