Trang chủ

Vật liệu XD

Tôn lợp

Du lịch Hải Đăng

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Quảng Cáo ADS

Liên hệ

Tin Mới
Saturday, 23/11/2024 |

Thiết kế phòng tập yoga cần lưu ý những kinh nghiệm sau đây

4.6/5 (7 votes)

Yoga là một trong những bộ môn thể dục được nhiều khách hàng ưu thích hiện nay. Và đây cũng là lý do Nhu cầu thiết kế phòng tập yoga ngày một được chú trọng và đầu tư để mang đến không gian tập luyện thật thoải mái, thư giản và tạo cảm hứng cho học viên khi tập luyện.

Thiết kế phòng tập yoga

Vì thế, nếu bạn có nhu cầu kinh doanh và mở phòng tập Yoga mà đang băn khoăn chưa biết thiết kế phòng tập như thế nào? Bạn đang tìm kiếm những kinh nghiệm mở phòng tập yoga nhanh, chuyên nghiệp để có thêm kiến thức và ý tưởng thì cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

1. Lưu ý khi thiết kế phòng tập yoga đẹp, hiện đại

Hãy cùng Bodyfit tìm hiểu về cách thiết kế phòng tập yoga đạt tiêu chuẩn .Yoga là bộ môn luyện tập cho cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm hồn  của mỗi người.

Vì thế không gian, phòng tập yoga cần thiết kế thật tinh tế và sang trọng để mang lại những hiệu quả khi tập luyện, để giúp tinh thần học viên thoải mái và thích được đến phòng tập yoga để trải nghiệm và thư giản.

Vì thế khi thiết kế phòng tập yoga bạn cần phải lưu ý những điều sau để mang đến không gian đầy chất “nghệ thuật”

1.1 Không gian thiên nhiên tĩnh lặng

Bộ môn Yoga là một trong những bộ môn kết nối cực kỳ mạnh mẽ với thiên nhiên, vũ trụ để giúp con người có cơ hội chậm lại, hòa mình với cây cỏ, hoa lá để kết nối sâu sắc với chính mình, mang lại sự tĩnh tâm và thư thái khi tập luyện.

Vì thế tiêu chí đầu tiên và tiên quyết trong việc thiết kế phòng tập yoga là không gian mở, nhiều cây, cỏ, hoa lá. Nếu không gian ngoài trời thì càng tốt. Tuy nhiên, đối với các khu chung cư, tòa nhà thì bạn có thể tận dụng những nơi như ban công, cửa sổ để tạo ra không gian tươi mát.

Tại các cửa sổ, ban công có thể thiết kế khu vườn nhỏ với nhiều cây cảnh, bonsai, hoa lá… không gian bên trong phòng tập nên trang trí thêm nhiều cây xanh, có thể tận dụng giấy dán tường hoa cỏ để tạo thêm sự thoáng đảng và thoải mái cho phòng tập yoga. 

Nên tận dụng nguồn ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt để giúp học viên kết nối sâu sắc hơn với thiên nhiên và với chính mình.

1.2 Cân bằng màu sắc

Màu sắc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phòng tập yoga cũng như tạo hứng thú cho học viên khi tập luyện. Nguyên tắc của việc thiết kế phòng tập yoga là nên lựa chọn những tông màu ấp áp, dịu nhẹ như màu gỗ, vàng kem, trắng hoặc xanh lá…


Hạn chế và nếu có thể thì không nên lựa chọn những tông màu nóng như đỏ, vàng hoặc cam đậm….để tạo nên một không gian thật nhẹ nhàng thư thái nhất, mang đến những bài tập và những trải nghiệm tốt nhất cho học viên.

1.3 Chú ý về âm thanh khi thiết kế phòng tập yoga

Âm nhạc là một trong những yếu tố không thể thiếu khi tập yoga, vì thế khi thiết kế phòng tập yoga bạn cần chú ý hệ thống âm thanh tốt nhất, không bị nhiễu, rè, ảnh hưởng trong quá trình luyện tập. Bạn có thể bài trí thêm 1 hòn non bộ nhỏ có tiếng nước chảy, kết hợp cùng âm nhạc có tiếng chim hót sáo trúc êm dịu hòa quyện cùng thiên nhiên.

Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo phần cách âm, lọc âm phải cực tốt, không bị tiếng ồn từ bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả các bài tập luyện. Để giúp học viên tập trung và kết nối sâu hơn trong quá trình tập luyện.

1.4 Phòng yoga thoáng mát, sạch sẽ là yếu tố bắt buộc

Với bất kỳ phòng tập luyện nào cũng vậy, việc vệ sinh sạch sẽ, không gian thoáng mát là yếu tốt bắt buộc để giúp mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho học viên. Vì thế bạn cần chú ý vệ sinh phòng sạch sẽ sau mỗi giờ tập luyện và nên tổng vệ sinh định kỳ theo tuần hoặc tháng tùy vào nhu cầu.

Nên chú ý phần thảm tập bởi đây là nơi chứa mồ hôi nhiều nhất của mỗi học viên khi tập luyện, vì thế bạn cần giặt thường xuyên, khô ráo.

1.5 Trang thiết bị, nội thất đơn giản 

Yếu tố nội thất cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đế không gian tập luyện. Phong cách thiết kế phòng tập yoga hướng tới sự an yên, tĩnh tâm trong cuộc sống nên lựa chọn nội thất đơn giản, không quá cầu kỳ, màu sắc nhẹ nhàng.

Trang thiết bị phòng tập yoga chỉ là thảm tập, khăn, bạn nê  thiết kế kệ đựng một cách xinh xắn, tinh xảo, có thể lựa chọn những kệ gỗ với tông màu kem, nâu để tạo cảm giác thư thái. Có thể kết hợp gương lớn để mang lại không gian thoáng và học viên có thể quan sát được mình mỗi khi tập luyện.

Phòng ghi danh tập luyện cũng có thể thiết kế một cách đơn giản. Có thể kết hợp theo phong cách trà đạo Nhật Bản với 1 bàn trà đạo ngồi bệch, hạn chế các trang thiết bị điện tử, máy tính…

Có thể sử dụng thêm các nội thất như gỗ, tre, nứa làm vật dụng trang trí thêm tạo nên một phòng tập thật tinh tế, mang lại không gian thoải mái, thoáng đảng và đậm chất thiên nhiên.

2. Kinh nghiệm mở phòng tập yoga đạt chuẩn

Với những yêu cầu về thiết kế phòng tập yoga bên trên sẽ giúp bạn mang đến cho học viên không gian phòng tập thật lý tưởng. Vậy nếu muốn mở phòng tập yoga chuyên nghiệp, đạt chuẩn chất lượng và vận hành hiệu quả thì bạn cần phải lưu ý thêm những kinh nghiệm “xương máu” dưới đây.


2.1 Diện tích phòng tập yoga là bao nhiêu?

Phòng tập yoga bắt buộc phải cần không gian thật rộng rãi, thoáng đảng để mang đến sự thoải mái cho học viên khi tập luyện. Vì thế khi bạn có ý định mở phần tập yoga thì phải lựa chọn các phòng tập có diện tích phù hợp. Phòng tập quá nhỏ sẽ mang đến cảm giác bí bách hoặc không thoải mái khi tập luyện.


  • Diện tích tối thiểu phòng tập yoga đạt chuẩn hiện nay là 60m2 trở lên. 
  • Khoảng cách giữa sàng tập và trần nhà tối thiểu là 3m trở lên. 
  • Khoảng cách giữa những người tập yoga phải duy trì mật độ tối thiểu ít nhất là 2m2/1 người.

Yêu cầu của sàn tập phải bằng phẳng, không trơn trượt, gồ gề. Nên có đệm hoặc tấm lót trên sàn để mang lại sự êm ái và thoải mái cho học viên khi tập luyện.

2.2 Chi phí mở phòng tập Yoga

Khi bắt đầu kinh doanh với bất kỳ mô hình nào thì chi phí và vốn vận hành ban đầu vô cùng quan trọng, bạn cần xác định cụ thể tổng thể chi phí và vốn ban đầu là bao nhiêu để có sự chuẩn bị cũng như kế hoạch, chiến lược thu hồi vốn một cách hợp lý.

Các khoảng chi phí mở phòng tập yoga thường là:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí thiết kế cũng như cải tạo lại không gian phòng tập yoga.
  • Chí phí đầu tư trang thiết bị tập luyện như: thảm yoga, bóng yoga, vòng yoga…
  • Chi phí thuê huấn luyện viên tập luyện (nếu có)
  • Chi phí quảng cáo, marketing.

Tùy vào từng mô hình tập luyện và địa điểm tập luyện thì các khoảng chi phí trên có sự dao động khác nhau. 

Theo thống kê từ các đơn vị kinh doanh phòng tập yoga thì tổng chi phí đầu tư ban đầu để mở phòng tập yoga thường rơi vào khoảng từ 50 triệu đến 150 triệu đồng. Chi phí duy trì hằng tháng dao động trong khoảng từ 30 triệu đến 50 triệu tùy vào mô hình, địa điểm và trang thiết bị.

2.3 Đầu tư thiết kế phòng tập yoga đơn giản, hiện đại

Để mang đến không gian phòng tập thoải mái, thu hút học viên bạn cần chú ý những điều kiện sau đây:

  • Không gian thoáng mát, kết nối với thiên nhiên.
  • Âm thanh, ánh sáng đầy đủ tạo không gian ấm cúng, vấn đề cách âm phải được chú trọng và đầu tư.
  • Vệ sinh phòng ốc, dụng cụ sạch sẽ.
  • Đảm bảo an toàn cháy nổ và an ninh trật tự trong quá trình tập luyện.
  • Có thể thiết kế các banner, poster để thu hút học viên, tạo ấn tượng và mang lại những giá trị cho những học viên khi ghé phòng tập trải nghiệm tập thử.

2.4 Đầu tư trang thiết bị phòng tập Yoga

Để quá trình tập luyện thì các trang thiết bị dụng vụ tập gym vô cùng quan trọng để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tập luyện. Các thiết bị đầu tư cho phòng tập yoga không thể thiếu là:


  • Trang bị các dụng cụ tập luyện: thảm, bóng, dây nhảy,…
  • Nên trang bị gương soi, kiếng đầy đủ để tạo không gian thoáng, học viên cũng dễ dàng theo dõi bài tập của mình.
  • Nên có quy định giờ tập luyện cụ thể.
  • Tiện ích như dụng cụ tâp luyện, khăn, tủ đựng quần áo….. đầy đủ
  • Nên chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cứu nếu gặp phải chấn thương, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.

2.5 Phải có huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp để hỗ trợ học viên

Một phòng tập yoga chuyên nghiệp, hỗ trợ học viên tốt nhất trong quá trình tập luyện đòi hỏi cần có đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệp chuyên môn cao. Huấn luyện viên yoga là người đứng lớp trực tiếp huấn luyện, hướng dẫn học viên tập luyện cũng phải có những khí chất nhất định, một lối sống lành mạnh và một tinh thần, cốt cách chuyên nghiệp.

Một huấn luyện viên Yoga phải có đạt được những chứng chỉ hành nghề nhất định để thể hiện được năng lực chuyên môn và thời gian tập luyện của mình để mang đến sự an tâm và tự tin hỗ trợ được học viên không chỉ về mặt bài tập, động tác, mà còn về cả sức khỏe tinh thần.

Tùy vào bộ môn yoga bạn lựa chọn sẽ có những yêu cầu về chứng chỉ và số giờ tập luyện, các chứng chỉ cơ bản của huấn luyện viên yoga cần có hiện nay là:

  • Chứng chỉ huấn luyện viên yoga Quốc tế 200 giờ
  • Chứng chỉ huấn luyện viên yoga Quốc tế 300 giờ
  • Chứng chỉ huấn luyện viên yoga Quốc tế 500 giờ

Và mỗi phòng tập cần có ít nhất một huấn luyện viên yoga chuyên môn sâu để hỗ trợ học viên xuyên suốt trong quá trình học để mang đến những hiệu quả và trải nghiệm tốt nhất. 

Dựa vào các chứng chỉ, số giờ tập luyện cũng như những tiêu chuẩn về huấn luyện viên yoga để bạn tìm kiếm những người thật sự có tâm, có tầm để đồng hành cùng phòng tập yoga nhé.

>> Các bạn xem thêm khóa đào tạo hlv Yoga 

2.6 Đăng ký thủ tục mở phòng tập Yoga

Sau khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên thì bạn có thể đăng ký cấp phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh phòng tập yoga theo quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. 

Đăng ký cấp phép kinh doanh phòng tập yoga có 2 mô hình là: hộ cá thể hoặc doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu và kế hoạch kinh doanh của bạn mà lựa chọn mô hình phù hợp. 

3. Top 10 mẫu thiết kế phòng tập yoga đẹp

Bodyfit tổng hợp gửi đến bạn top 10 mẫu thiết kế phòng tập yoga đẹp, bạn có thể tham khảo để có thêm ý tưởng khi có nhu cầu mở phòng tập yoga nhé.

Trên đây là bài viết về thiết kế phòng tập yoga, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về thiết kế phòng tập Yoga thì để lại thông tin ở form bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Các bạn xem thêm pt gym là gì

Biên tập: Hồng Lê