Hộ kinh doanh cá thể là gì? Các quy định về hộ kinh doanh cá thể 2020
Hiện nay mô hình hộ kinh doanh cá thể rất phổ biến tại Việt Nam bởi đặc tính nhỏ gọn, đơn giản, thủ tục đơn giản và không tốn quá nhiều vốn.
Hộ kinh doanh cá thể
Vậy hộ kinh doanh cá thể là gì? Mô hình này có những đặc điểm gì? Hộ kinh doanh cá thể có sử dụng giấy phép không? Cách tính thuế kinh doanh hộ cá thể như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.
1. Quy định về hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Hộ kinh doanh thử dụng từ 10 nhân viên lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hiện nay mô hình hộ kinh doanh cá thể được lựa chọn và phát triển phổ biến ở nước ta, đặc biệt đối với cacs start-up mới hoạt động với quy mô nhỏ, vốn ít.
1.1 Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể là gì?
Các đặc điểm giúp bạn nhận diện được đặc điểm hộ kinh doanh cá thể là:
- Số lượng thành viên trong hộ kinh doanh cá thể từ 10 người trở xuống
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình.
- Chủ hộ kinh doanh là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
- Hộ kinh doanh cá thể không được quyền phát hành chứng khoán.
- Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể là vốn của một cá nhân hoặc vốn của hộ gia đình.
- Hộ kinh doanh không thể góp vốn nếu không phải là cá nhân hoặc thành viên thuộc hộ gia đình, trừ khi thành lập doanh nghiệp.
1.2 Đối tượng có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký kinh doanh mô hình hộ kinh doanh cá thể chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.
- Cá nhân hoặc một nhóm người, mộ hộ gia đình làm chủ hoạt động kinh doanh của mình.
- Có vốn xoay vòng (không yêu cầu khi đăng ký thủ tục như bạn phải có vốn để vận hành)
1.3 Ưu điểm hộ kinh doanh cá thể
Các lợi ích mô hình hộ kinh doanh cá thể mang lại là:
- Quy mô gọn nhẹ, vốn đầu tư không cao, tự vận hành theo bản thân.
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
1.4 Hạn chế mô hình hộ kinh doanh cá thể
Bên cạnh những ưu điểm, lợi ích vượt trội thì cũng còn có một số mặt hạn chế như sau:
- Không có tư cách pháp nhân
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ
- Phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…
- Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh
- Không xuất hóa đơn cho khách hàng
1.5 Có nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể không?
Qua những lợi thế và mặt hạn chế của mô hình hộ kinh doanh cá thể thì để giải đáp câu hỏi có nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể không sẽ vô cùng dễ dàng. Câu trả lời là tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích, mục đích kinh doanh và chiến lược từng thời điểm của doanh nghiệp.
Nếu bạn có vốn ít, bạn mới bắt đâu kinh doanh, bạn chưa có nhiều tiền hoặc công việc để tuyển lao động thì mô hình kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể thì phù hợp. Ngược lại với mô hình kinh doanh hộ cá thể thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
1.6 Quy mô và phạm vi hoạt động của hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm đã đăng ký trên giấy đăng ký kinh doanh
- Chỉ được sử dụng dưới mười lao động.
- Hộ kinh doanh chỉ được quyền kinh doanh một ngành, nghề như đã đăng ký và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Không được kinh doanh thêm bất cứ ngành nghề nào khác.
- Một chủ hộ kinh doanh chỉ đăng ký được một và duy nhất một hộ kinh doanh cá thể.
2. Đặc điểm giấy phép hộ kinh doanh cá thể
Khi xác định lựa chọn mô hình kinh doanh hộ cá thể thì các các nhân hoặc nhóm cá nhân, gia đình có thể gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Giấy đăng ký kinh doanh sẽ là giấy phép hộ kinh doanh cá thể hiện nay.
2.1 Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)
- Ngành, nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Số lao động
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh
2.2 Xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu?
Bạn có thể đăng ký kinh doanh tại các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Bạn cần tư vấn dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, Hãy sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp công ty Tân Thành Thịnh cung cấp, khi sử dụng dịch vụ ban sẽ có ngay giấy phép từ 2-3 ngày làm việc, tiết kiệm được thời gian với chi phí rất hợp lý.
2.3 Phí đăng ký hộ kinh doanh
- Phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể là 100.000 đồng.
- Thời gian giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Cách tính thuế kinh doanh hộ cá thể
Có 3 loại thuế phải đóng của mô hình hộ kinh doanh cá thể là: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân. Từng loại thuế này sẽ có các cách tính khác nhau.
3.1 Thuế môn bài
Dù bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng cũng phải đóng thuế theo quy định của pháp luật. Và mô hình hộ kinh doanh cũng không ngoại lệ.
a) Quy định đóng thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời hạn 06 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm.
- Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
- Cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và mã số thuế.
b) Mức thuế hộ kinh doanh cá thể phải đóng
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài.
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
3.2 Thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
- Sản xuất, dịch vụ không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
3.3 Thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định
Trong đó tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 15%
- Hoạt động kinh doanh khác: 12%
Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.
>> Các bạn xem thêm báo cáo thuế theo quý
Trên đây là bài viết xoay quanh những vấn đề về hộ kinh doanh cá thể, hi vọng với những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc doanh nghiệp đang tìm kiếm một công ty dịch vụ tư vấn doanh nghiệp thì vui lòng liên hệ qua hotline 0909 54 8888 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé.
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com
Biên tập: Hồng Lê