Trang chủ

Vật liệu XD

Quảng Cáo ADS

Bao bì

Thời trang

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Liên hệ

Tin Mới
Monday, 30/09/2024 |

Các loại cây giống nông nghiệp cho năng suất kinh tế cao hiện nay

5.0/5 (1 votes)

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với thổ nhưỡng và điều kiện thích hợp để canh tác nông nghiệp, trồng cây ăn quả cũng như cây công nghiệp. 

Cây giống

Muốn cây nông nghiệp sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt. Vậy cây giống nông nghiệp có vai trò thế nào trong ngành trồng trọt? Hiện nay có những phương pháp nhân giống cây trồng nào? Hãy cùng baotinnhanh.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cây giống nông nghiệp là gì?

Giống cây trồng là một nhóm thực vật cùng loài, do con người chọn tạo ra từ các phương pháp nhân giống, giữ lại các cá thể tốt có đặc điểm di truyền đồng nhất và ổn định có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trồng trọt của con người.

1.1 Vai trò của cây giống nông nghiệp trong trồng trọt

Giống cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng trong ngành trồng trọt, ngành nông nghiệp trồng trọt có đạt được sản lượng tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào cây giống. 

  • Tăng năng suất cho cây trồng
  • Tăng chất lượng nông sản
  • Mở rộng diện tích đất canh tác
  • Chống chịu sâu bệnh
  • Tăng vụ, bố trí cây trồng hợp lí
  • Giúp cơ giới hóa nông nghiệp

1.2 Các phương pháp nhân giống cây trồng

Hiện nay, giống cây trồng được nhân giống chủ yếu bằng 2 phương pháp là nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính.

a) Phương pháp nhân giống hữu tính

Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.

- Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt.

  • Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.
  • Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.
  • Hệ số nhân giống cao.
  • Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.
  • Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.

- Nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

  • Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.
  • Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.
  • Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

- Những trường hợp nhân giống cây trồng bằng hạt

  • Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép
  • Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.
  • Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.

- Các phương pháp nhân giống cây trồng bằng hạt

+ Gieo ươm hạt trên luống đất

+ Gieo ươm hạt trong bầu

- Lưu ý khi nhân giống cây trồng bằng hạt

  • Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt để có cách xử lý thích hợp
  • Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt
  • Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc hạt giống

b) Phương pháp nhân giống vô tính

Phương pháp nhân giống vô tính là phương pháp mà thông qua các cách làm khác nhau tạo ra những cây hoàn chỉnh từ những phần riêng biệt ở cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.

- Phương pháp chiết cành

Là phương pháp khoanh vỏ cây mẹ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.


+ Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

  • Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.
  • Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.
  • Thời gian nhân giống nhanh.
  • Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

+ Nhược điểm của phương pháp chiết cành

  • Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.
  • Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

- Cách thực hiện phương pháp chiết cành

+ Bước 1: Chọn cành chiết

chọn cành để chiết trên cây đang ở thời kỳ sinh trưởng khỏe, ổn định và không có sâu bệnh. 

Chọn những cành có đường kính từ 1 - 2 cm ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng, không chọn cành na, cành dưới tán và các cành vượt.

+ Bước 2: Khoanh vỏ

Dùng dao cắt khoanh vỏ với chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 - 2 lần đường kính gốc cành. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch phần tượng tầng đến lớp gỗ.

+ Bước 3: Bó bầu 

Sau khi khoanh vỏ 1 - 2 ngày thì tiến hành bó bầu. Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là mùn cưa, rơm rác mục, xơ dừa... tưới ẩm, bọc bầu bằng túi nilon và buộc kín hai đầu bằng lạt mềm.

+ Bước 4: Đưa xuống vườn ươm

Sau 60 - 90 ngày, tuỳ thuộc vào thời vụ chiết, cành chiết rễ. Khi cành chiết có rễ ngắn chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà là có thể cắt cành chiết đưa vào vườn ươm.

- Phương pháp giâm cành

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.


+ Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.

  • Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.
  • Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.
  • Thời gian nhân giống nhanh.
  • Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.

+ Nhược điểm của phương pháp giâm cành

Đối với những giống cây ăn quả, nhất là những giống khó ra rễ, sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ  và ánh sáng trong nhà giâm.

+  Cách thực hiện phương pháp giâm cành

Đối với các cây ăn quả dạng gỗ cứng, có rụng lá mùa đông, thường lấy cành giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đối với các cây ăn quả gỗ mềm, không rụng lá thường lấy cành giâm vào mùa sinh trưởng.

Nền giâm được sử dụng là cát khô, than bùn, xơ dừa hoặc là nền đất tuỳ thuộc vào điều kiện giâm cành, thời vụ giâm, chủng loại giống và loại cành giâm khác nhau.

Cành giâm được chọn ở giữa tầng tán tương tự chọn cành chiết, chiều dài hom giâm thích hợp từ 15 - 20 cm. Đối với những cành giâm lấy vào mùa sinh trưởng nên để lại trên hom giâm từ 2 - 4 lá.

Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ  thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che.

- Nhân giống bằng phương pháp ghép 

Ghép cây là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào 1 cây khác có đặc tính sống khỏe và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép để mắt ghép tiếp tục sống và tăng trường nhờ vào gốc ghép.

- Những ưu điểm của phương pháp ghép

  • Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.
  • Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.
  • Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
  • Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.
  • Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.
  • Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.
  • Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

- Các phương pháp ghép:

Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây ăn quả mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng để nhân giống cây ăn quả được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành.

2. Các loại cây giống trong nông nghiệp hiện nay

Hiện nay các loại giống cây nông nghiệp rất đa dạng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Dưới đây là một số cây giống cho năng suất cao, được nhiều nhà nông lựa chọn canh tác.

2.1 Cây giống sầu riêng 

Giống cây sầu riêng hiện nay có thể nói là 1 trong những cây trồng hot cho giá trị kinh tế cao.Hiện nay thị trường có 2 loại giống chính được nhiều người ưa chuộng là RI 6 và Moonthong Thái Lan.

- Sầu riêng Ri 6: có nguồn gốc nhập ngoại và được trồng thành công đầu tiên bởi ông Sáu Ri tại Long Hồ – Vĩnh Long, về sau được nhân giống rộng rãi bởi chất lượng và năng suất cao. Cái tên Ri 6 được đặt theo “cha đẻ” của giống cây này tại Việt Nam. 

Sầu riêng RI6 này chủ yếu được bán cho thị trường trong nước. Hiện nay giống này được trồng chính ở miền Tây.

- Sầu riêng Moonthong Thái Lan: Du nhập vào Việt Nam những năm đầu thập niên 90, đến nay sầu riêng Monthong Thái Lan đã trở thành một trong những giống sầu riêng rất được ưa chuộng không thua kém sầu riêng Ri 6.

2.2 Cây cherry giống

Giống cây cherry có nguồn gốc từ các nước Châu Âu. Khi du nhập về Việt Nam loại cây này đã trở thành một cơn sốt về hoa quả nhập ngoài được mọi người tìm mua về ăn rất nhiều bởi độ ngọt, mát cùng thành phần dinh dưỡng của quả. 

Cây Cherry là loại cây thân gỗ cứng lâu năm. Tại Châu Âu có nhiều cây đạt tới chiều cao 10m và tỏa tán dài và rộng. Cây có lá hình thuôn dài khá giống lá mận. Khi ra hoa có màu trắng đến hồng nhạt. Qủa Cherry khi chín có màu đỏ đến tím thẫm. Qủa mọng có đường kính khoảng 2,5cm mọc thành từng chùm có cuống khá dài. 

Việc nhân giống cây Cherry được thực hiện bằng việc gieo hạt hoặc cành chiết ghép. Với việc nhân giống bằng hạt hoàn toàn có thể tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm khá thấp chỉ khoảng 40%. Để hạt nảy mầm bạn nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng nửa ngày sau đó mới gieo và giữ đọ ẩm trong 1 tháng hạt sẽ nảy mầm thành cây con. Với những cây chiết hay ghép cần chọn những cây khỏe mạnh cao tren 50cm và không sâu bệnh thì mới cho được những cây cherry to và nhiều quả.

2.3 Cây giống bưởi da xanh

Giống bưởi da xanh là loài cây thân gỗ họ cây có múi khi trưởng thành cây cao từ 3-4 m, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa.

Cây giống được sản xuất bằng phương pháp ghép mắt, hoặc chiết cành sinh trưởng trong bầu ươm. Cây khỏe mạnh, đồng đều, không sâu bệnh.

Bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 -2.5 kg/trái. Khi chín, vỏ trái có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng ; tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; tép bưởi giòn, vị ngọt, không chua; mùi thơm; không hạt ; tỷ lệ thịt đạt trên 70%.

2.4 Giống cây đu đủ lùn

Giống đu đủ lùn có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan,  sau khi trồng 5 - 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 - 50 cm, nhiều cây chỉ cách mặt đất 20 cm nên rất tiện chăm sóc, thu hoạch và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế. 


Tùy chế độ chăm sóc và mùa vụ, giống cho trái ở 2 dạng: Trái tròn và trái dài, trong đó tỷ lệ trái dài nhiều hơn, bán được giá cao hơn vì được nhiều người ưa chuộng. Trọng lượng bình quân 1,5 - 2 kg/trái, có trái nặng tới 3 kg.

2.5 Giống cây măng tây

Măng tây thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Măng tây có 3 loại là măng tây tím, măng tây trắng và măng tây xanh. 


Măng tây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-30 độ C, tốt nhất là 25 độ C. Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng dưới 15 độ C, măng ngừng sinh trưởng. Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở độ cao 600-900m so với mực nước biển, măng cho năng suất cao hơn. Măng tây có thể trồng bằng rễ và trồng bằng hạt.

Măng tây xanh là loại rau cao cấp, có thân thảo dạng bụi, lá kim. Cây có khả năng khai thác từ 4 – 8 năm. Đây là đối tượng cây trồng mới, có thị trường tiêu thụ lớn mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

>> Các bạn xem thêm giống chuối tím

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề cây giống nông nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có nhiều thông tin hữu ích.

Tác giả: Alex Seoer