Trang chủ

Vật liệu XD

Tôn lợp

Du lịch Hải Đăng

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Quảng Cáo ADS

Liên hệ

Tin Mới
Tuesday, 03/12/2024 |

Ẩm thực miền nam +7 món ăn mang nét văn hóa đặc trưng miền Nam

0/5 (0 votes)

Miền Nam luôn được thiên nhiên ưu ái ban cho rất nhiều sản vật đa dạng, phong phú. Ẩm thực miền Nam mang nét phóng khoáng, bình dị như chính con người nơi đây nhưng cũng không kém phần hấp dẫn làm nao lòng người thưởng thức. 

Món ăn miền Nam

Vậy đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Nam có gì đặc biệt? Miền Nam có những món ăn nào nổi tiếng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đặc trưng ẩm thực Miền Nam

Vùng đất Nam Bộ được chia thành hai vùng thiên nhiên rõ rệt: Vùng Đông Bắc được gọi là vùng Đông Nam Bộ, vùng thấp phẳng phía Tây nam  được gọi là vùng Tây Nam Bộ hay đồng bằng sông Cửu Long. Nếu vùng Đông Nam bộ tài nguyên chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày và cây ăn trái thì vùng Tây Nam Bộ lại có hệ thống kênh ngòi chằng chịt thích hợp cho trồng cây lúa nước.

Cùng với đó, Miền Nam được ban tặng cho một miền khí hậu nhiệt đới gió, thiên nhiên trù phú đã giúp cho người dân thỏa sức và sáng tạo nên nhiều món ăn tuy dân dã nhưng thơm ngon khó cưỡng. Khi đến Miền Nam, các bạn có thể dễ dàng nhận ra những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Miền Nam như:


1.1 Các món ăn chế biến theo mùa

Điều đặc trưng của ẩm thực miền Nam là các thức ăn được chế biến theo mùa. Chẳng hạn, nếu bạn đến thăm miền Nam vào mùa nước nổi thì bạn sẽ được thưởng thức những sản vật mà thiên nhiên ban tặng như cá đồng, cá linh, bông súng, bông điên điển… 

Còn nếu bạn đến thăm miền Nam vào mùa gặt thì sẽ được thưởng thức những món như: rau đắng, cua đồng, cá lóc, rắn… lại làm nên những món ăn hấp dẫn vào mùa gặt.

1.2 Ẩm thực thể hiện sự dân dã, mộc mạc

Ẩm thực miền Nam thể hiện sự dân dã, mộc mạc như chính người dân nơi đây. Các món ăn của người miền Nam thường không chế biến quá cầu kỳ như người miền Bắc và niền Trung. 

Các món ăn miền Nam được chế biến đơn giản kết hợp với các loại rau có sẵn, dễ kiếm như đọt sen, bông súng, điên điển,…là đã có ngay mâm cơm ấm cúng chiêu đãi thực khách ghé thăm. Nhưng chính những hương vị bình dị, tươi ngon này làm người ta nhớ mãi.

1.3 Kết hợp đa dạng nhiều vùng miền

Điều làm nên hấp dẫn, say lòng các vị khách du lịch khi ghé thăm dải đất miền Nam đó chính là sự hòa trộn của các nền ẩm thực khác. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn kết hợp đa dạng ẩm thực miền trung, miền Bắc hay văn hóa Khmer.

Những món ăn từ các miền khác được du nhập tới đây và được biến tấu để phù hợp với khẩu vị. Chẳng hạn món phở miền Bắc khi vào đến đây đã được chia thành 6 loại khác nhau: Nạm, chín, bò viên, tái, gầu mang đến nhiều sự lựa chọn cho thực khách. Bánh tráng miền Trung Khi đưa vào miền Nam cũng nhỏ, chế biến cầu kỳ, thêm nhiều hương vị trở thành món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng.

1.4 Vị ngọt đặc trưng trong các món ăn

Điều dễ dàng nhận thấy nhất trong đặc trưng của ẩm thực miền Nam là vị ngọt trong những món ăn. 

Nếu như các món ăn miền bắc có sự đậm đà, miền trung là hương vị cay nồng từ ớt. Thì vị ngọt là gia vị đặc trưng được nêm nếm trong rất nhiều món ăn của người Nam Bộ. Từ những món ăn hàng ngày người miền Nam cũng nêm nếm thiên về vị ngọt.

2. +7 món ăn Miền Nam nổi tiếng

Kết Nói Ads xin mời bạn cùng khám phá danh sách các món ăn miền Nam nổi tiếng và cách chế biến cũng cực kỳ đơn giản. Các bạn có thể tham khảo và bắt tay vào làm để có những bữa ăn thú vị cho gia đình của mình nhé!

2.1 Lẩu mắm

Có lẽ lẩu mắm miền Nam không còn xa lạ với những thực khách sành ăn. Để nấu được một nồi lẩu mắm ngon, điều đó đòi hỏi người chế biến phải sành sỏi về các loại mắm, cũng như biết cách nêm nếm đúng điệu.

Điều quan trọng nhất của món lẩu mắm là chế biến nước lẩu.Đó là nước dùng của nhiều loại mắm trộn lại, lược thật kĩ để bỏ bớt xương cá lẫn trong mắm. Khi nấu nước dùng phải ước lượng các lượng mắm vừa đủ, tránh cho quá nhiều hay quá ít lượng nào đó, sẽ làm mất đi vị ngon của nồi lẩu.

Điều làm nên sự hấp dẫn hơn của lẩu mắm là các loại rau ăn kèm. Các loại rau này cực kỳ đa dạng như: cà tím, khổ qua, bông súng, rau muống bào sợi,...Sự đa dạng trong các loại rau sống ấy là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho món lẩu mắm ngon hơn. 

Cách chế biến lẩu mắm

a) Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Xương heo 300 gr
  • Mắm cá linh 200 gr
  • ( hoặc có thể dùng mắm cá sặc)
  • Thịt ba chỉ 100 gr
  • Thịt bò 200 gr
  • Cá hú 200 gr
  • (hoặc cá bông lau)
  • Tôm sú tươi 100 gr
  • Mực 100 gr
  • Chả cá thác lác 100 gr
  • ( hoặc chả cá thu)
  • Nước dừa 200 ml
  • Cà tím 2 trái
  • Sả 3 cây
  • Bún tươi 500 gr
  • Gia vị: Đường, bột ngọt, dầu ăn…
  • Rau sống: rau muống, rau nhút, tía tô, húng tây, chuối chát, dưa leo, khế, kèo nèo, rau đắng, bông súng, nấm rơm….
  • Tỏi băm, ớt băm

b) Thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà tím rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Dưa leo, khế, chuối chát rửa sạch cắt lát mỏng. Thơm cắt lát có độ dày khoảng 0,5 cm.
  • Bông súng, kèo nèo, rau muống lặt sạch cắt khúc. Nấm rơm cắt gốc rửa nước muối, chẻ làm đôi.

- Bước 2: Sơ chế tôm, mực và cá

  • Mực làm sạch cắt khúc vừa ăn. Tôm sú cắt râu, rửa sạch.
  • Thịt ba rọi cắt miếng mỏng. Chả cá cắt miếng vừa ăn.
  • Cá hú làm sạch khứa. Sả bằm nhỏ.

- Bước 3: Hầm xương

  • Hầm xương heo lấy khoảng 1,5 lít nước dùng, sau đó thêm 200 ml nước dừa vào nấu sôi.

- Bước 4: Nấu nước dùng

  • Cho 500ml nước lạnh + 500ml nước dừa + 200g mắm cá linh vào nồi rồi bật lên bếp đun sôi. Khuấy đều cho mắm rã ra, sau đó tắt bếp, dùng vợt để lượt bỏ phần xương cá.
  • Bắc chảo lên bếp cho dầu vào để dầu nóng, phi tỏi thơm cho sả ớt vào, sả ớt vàng bỏ thịt ba rọi vào, khi thịt đã săn bỏ cà tím vào xào khoảng 5 phút sau đó cho nước dùng đã nấu mắm vào và nêm gia vị : đường + bột ngọt vừa ăn, nấu sôi trở lại.

- Bước 5: Thành phẩm

  • Cho hỗn hợp nước lẩu ra nồi nấu lẩu, đặt lên bếp bật lửa, cho nấm rơm vào. Xếp các loại rau và bông súng vào dĩa, xếp tôm, mực, thịt bò, cá lên một dĩa khác, xắt ớt, hành lá rắc lên trên, dọn bún kèm thêm chén nước mắm mặn với ớt băm nhỏ.

2.2 Cá lóc kho tộ

Cá lóc là loại cá quen thuộc trong ẩm thực miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, ăn cá lóc có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cá lóc kho tộ là món ăn ngon, thịt cá ngọt và chắc, thấm đều gia vị đậm đà vô cùng đưa cơm. Đây là món ăn được vô cùng yêu thích của các gia đình miền Nam.

Cách chế biến Cá lóc kho tộ

a) Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 500g cá lóc ruộng
  • 10g mỡ heo (có thể bỏ qua, tùy sở thích)
  • 3 nhánh hành lá, 2 quả ớt
  • Hành tím băm, tỏi băm
  • Gia vị: Nước mắm ngon, nước màu, đường, hạt nêm, muối, tiêu

b) Thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Hành lá các bạn rửa sạch, đầu hành cắt khúc khoảng 3 - 4cm. Lá hành cắt nhuyễn.
  • Mỡ heo rửa sạch, thắng lấy nước mỡ.
  • Cá các bạn làm sạch, nhất là phần máu trong bụng cá để khi chế biến sẽ không bị tanh. Rửa sạch với nước và rượu để khử mùi tanh. Cắt riêng phần đầu cá, phần thân và đuôi thì các bạn cắt khoanh vừa ăn.

- Bước 2: Ướp và chiên sơ cá

  • Sau khi để cá ráo nước, bạn ướp cá với hành tỏi băm. Cho vào 3 thìa nước mắm, 2 thìa đường, nửa thìa muối, 3 thìa nước màu và 2 thìa mỡ heo thắng, trộn đều và ướp cá trong khoảng 15 phút.
  • Làm nóng chảo với 2 thìa mỡ, cho cá vào chiên cho săn 2 mặt. Như thế cá khi kho sẽ thơm và chắc hơn. Nếu bạn không có nguyên liệu mỡ heo thì có thể thay bằng dầu ăn.

- Bước 3: Kho cá

  • Xếp cá đã chiên vào nồi đất. Cho nước gia vị còn lại lúc ướp cá vào nồi, đậy nắp và nấu đến khi ồi cá sôi lên.Chuẩn bị sẵn nước sôi, khi nồi cá đã sôi thì bạn thêm nước sôi vào qua mặt cá để tiếp tục kho. Dùng nước sôi không dùng nước lạnh vì cá sẽ bị tanh. Thêm đầu hành và ớt nguyên trái vào nồi cá, kho chung. Nhớ đậy nắp và dùng lửa riu riu cho thịt cá thấm đều gia vị.
  • Sau 20 phút, Nêm nếm lại cá kho cho ngon. Thêm tóp mỡ đã thắng được lên trên mặt cá. Nấu thêm 5 phút.
  • Rắc hành lá và tiêu lên trên mặt cá, tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món cá lóc kho tộ tuyệt ngon rồi đấy.

2.3 Canh chua

  • Canh chua từ lâu được xem như một trong những món ăn đặc sản của vùng đất Tây Nam Bộ. Với đầy đủ hương vị đậm đà, chua chua ngọt ngọt, canh chua miền Nam chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng khi thưởng thức.
  • Nếm thử nước dùng của canh chua đúng điệu, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngay đầu lưỡi, vị chua nhè nhẹ rất thanh, không hề gắt. Một bát cơm nóng hổi kèm với tô canh chua, nước mắm ớt sẽ khiến cho bữa ăn của bạn thêm thú vị và ngon miệng hơn rất nhiều.
  • Cách chế biến món canh chua

a) Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 con cá lóc
  • 1 trái cà chua, 1/4 trái thơm, 1 ít giá
  • 1 ít trái đậu bắp, vài cây bạc hà
  • Rau ôm, ngò gai, tỏi, ớt
  • 10g me chín

b) Cách thực hiện món canh chua 

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cá lóc rửa sạch, cắt thành từng khoanh vừa ăn
  • Me cho vào chén với nước ấm, dầm cho tan thịt me, lọc lấy nước cốt me.
  • Cà chua thái múi cau. Bạc hà bóc vỏ, cắt lát mỏng xéo dài. Giá rửa sạch.
  • Đậu bắp, thơm cắt lát xéo dài.
  • Rau thơm rửa sạch thái nhỏ.

- Bước 2: Thực hiện

  • Làm nóng nồi với chút dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho cá lóc vào chiên sơ để giúp cá không bị nát khi nấu.
  • Thêm 1 lít nước sôi, nêm 1/2 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 4 muỗng nước me.
  • Nước sôi lại bạn cho cà chua, thơm vào. Đun tiếp 5 phút nữa rồi cho đậu bắp, bạc hà, đun thêm 5 phút nữa.
  • Cuối cùng là giá và rau thơm, thêm 1 muỗng nước mắm cho thơm rồi tắt bếp.

2.4 Cá lóc nướng trui

  • Cá lóc nướng trui được xem như món ăn đặc trưng của vùng đất Tây Nam Bộ. Món này được chế biến rất đơn giản nhưng giữ hết vị tươi ngon của cá lóc. Cá lóc đồng khi vừa được bắt lên không qua sơ chế, không ướp gia vị, chỉ rửa sạch và được xiên bằng một cây tre nhỏ.
  • Sau đó cắm cây tre xuống đất và phủ lên một lớp rơm khô và nướng cho đến khi rơm cháy thành tro tàn. Lúc này người ta mới cạo sạch lớp da cá bên ngoài và thưởng thức phần thịt cá thơm ngon bên trong.
  • Cá lóc nướng trui có phần thịt trắng mềm, ngọt và dai của cá lóc đồng mới vừa được bắt lên. Phải là cá lóc đồng thì món này mới ngon đúng điệu.
  • Món cá lóc nướng trui thường được ăn kèm với các loại rau sống, dưa leo, bún và nước mắm tỏi ớt. Nếu thích, chúng ta còn có thể cho một ít mỡ hành lên cá để làm tăng mùi thơm. Hay một ít đậu phộng rang bùi bùi cũng sẽ khiến khẩu vị của chúng ta ngon miệng hơn rất nhiều.
  • Đây là món ăn đặc sản của vùng đất miền Tây Nam Bộ mà cứ mỗi chiều chiều các chú các, các bác thường ngồi lại cùng nhau, nướng con cá lóc, lai rai vài ly và kể chuyện đời.

2.5 Lẩu cá linh bông điên điển

  • Bên cạnh lẩu mắm thì lẩu cá linh bông điên điển cũng được xem là một trong các món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ cực ngon mà bạn nhất định phải thưởng thức một lần khi ghé tới nơi đây.
  • Khác với hương vị ngọt và thơm của lẩu mắm, nước dùng của lẩu cá linh thường có vị chua ngọt thanh mát. Nguyên liệu chính của món lẩu này chính là cá linh. Thịt cá linh được lựa chọn tươi, khi cho vào lẩu thịt vẫn giữ được vị dai chứ không hề bị nát.
  • 2 loại rau không thể thiếu trong nồi lẩu này đó là bông điên điển và hoa súng. Bông điên điển thường trổ vào mùa nước nổi. Bông điên điển có vị ngọt và bùi nên rất dễ ăn.
  • Cách chế biến lẩu cá linh bông điên điển

a) Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cá linh 600 g
  • Chả cá viên 300 g
  • Me xanh 100 g
  • Ớt 3 trái
  • Cà chua 2 trái
  • Thơm 1/2 trái
  • Tỏi băm 1 muỗng canh
  • Hành tím cắt lát 2 muỗng canh
  • Hành lá 5 nhánh
  • Ngò gai và rau ngổ 10 g
  • Rau nhúng lẩu: Bông súng, cù nèo, bông điên điển, bông thiên lí,... mỗi loại khoảng 50 gram.
  • Gia vị cơ bản: Muối, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, đường,...

b) Thực hiện

- Bước 1: Sơ chế cá linh

  • Cá linh bạn mua về làm sạch, cạo vảy, bỏ đầu, bỏ ruột, cạo thật sạch màng đen trong bụng cá sau đó rửa cá với nước sạch.
  • Bạn làm ruột cá khéo léo tránh làm bể mật, mật cá bị bể gây đắng cá không ngon.

- Bước 2: Sơ chế các loại rau củ

  • Thơm bỏ vỏ, bỏ mắt, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.
  • Me xanh cạo phấn trắng ở vỏ, sau đó rửa sạch.
  • Ngò gai rửa sạch. Ớt đập dập. Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài.
  • Các loại rau nhúng lẩu gồm: Bông súng bạn tước vỏ, cắt khúc vừa ăn, kèo nèo cắt khúc, bông thiên lý nhặt bỏ cọng già. Rửa sạch các loại rau, ngâm nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo.

- Bước 3: Nấu nước lẩu

  • Cho me vào nồi cùng 1 lít nước, luộc khoảng 15 phút cho me chín mềm, lúc này bạn vớt me ra, dằm nát rồi cho me vào rây, cho lại nồi nước luộc me lược lại để lấy vị chua của me.
  • Phần hành tím bạn trộn đều với 1 thìa cà phê bột bắp. Đặt chảo lên bếp, đun cho thật nóng 2 muỗng canh dầu ăn rồi cho hành tím vào phi vàng thơm. Bạn vớt hành tím ra để riêng.
  • Cùng chảo phi hành tím bạn cho tỏi băm vào phi thơm sau đó cho một nửa chỗ thơm, cà chua và 2 trái ớt, nêm vào 1 thìa cà phê muối, xào khoảng 5 phút cho mềm.
  • Trút phần thơm và cà chua xào vào nồi nước me, đun sôi, nêm vào 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, khuấy đều.

- Bước 4: Thành phẩm

  • Bạn bày cá linh và chả cá viên ra đĩa, rắc lên trên một ít hành phi và ngò gai,ớt cắt nhỏ cho thơm. Bày các loại rau nhúng lẩu, bún ăn kèm sao cho đẹp mắt.
  • Khi ăn bạn cho vào phần cà chua, thơm còn lại, hành phi, hành lá, rau ôm, ngò gai, chả cá, cá linh nấu khoảng 10 phút cho chín. Cuối cùng nhúng các loại rau là hoàn tất.
  • Lẩu cá linh thơm ngon, nóng hổi thưởng thức cùng gia đình vào những ngày mưa thật ấm cúng. Khi ăn bạn chấm cá với nước mắm ớt để tăng thêm hương vị.

2.6 Bún mắm

  • Cũng giống với lẩu mắm, món bún mắm miền Tây cũng được làm từ nguyên liệu chính là mắm, nhưng hương vị đậm đà hơn nhiều so với việc ăn cùng lẩu. 
  • Một tô bún mắm ở đây thường có rất nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt ba chỉ, tôm tươi, mực, heo quay, chả cá, cá tươi, huyết ăn kèm cùng với rau hoa súng, hoa chuối...
  • Cách nấu bún mắm

a) Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200gr mắm cá linh
  • 200gr mắm cá sặc
  • 200gr tôm tươi
  • 200gr mực ống
  • 200rg cá thác lác
  • 200gr thịt heo quay, chặt miếng vừa ăn
  • 01 quả cà tím
  • 03 quả ớt sừng to
  • 50gr sả bằm
  • 50gr ngải bún
  • 1 thìa canh hành tím băm nhuyễn
  • 1 thìa canh tỏi băm nhuyễn
  • 2 thìa canh ớt bằm
  • 50gr hành lá, ngò gai
  • Rau sống các loại: rau đắng, rau muống bào, bông súng, giá, hẹ
  • 01 kg bún
  • 02 trái dừa khô để lấy nước
  • Các loại gia vị thông thường khác

b) Cách thực hiện 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  •  Mực làm sạch, khứa gai, cắt miếng vừa ăn. Tôm rửa sạch để ráo. Cá thác lác quết với đầu hành lá băm nhuyễn, một ít hạt tiêu và ¼ thìa cafe muối, ½ thìa cafe dầu ăn, rồi nhồi vào trái ớt sừng đã cắt đôi bỏ hạt.
  • Cà tím rửa sạch, khi nào sắp cho vào nấu thì mới cắt miếng vừa ăn.
  • Cọng súng chẻ làm tư rồi đem ngâm qua nước muối pha loãng, rửa lại sạch.
  • Ngải bún rửa sạch, dùng dao đập dập.
  • Hành lá, ngò gai, rửa sạch thái nhỏ.
  • Rau đắng, rau muống, giá hẹ rửa sạch để ráo.

Bước 2: Nấu nước dùng

- Cho hai loại mắm vào nồi nhỏ, cho nước lọc ngập gấp đôi phần mắm đem nấu sôi trên lửa vừa, cho đến khi thịt mắm rục ra hết.

- Trong nồi lớn đun 2 thìa canh dầu ăn, cho hành tím tỏi băm vào xào cho thơm, tiếp theo cho ngải bún, sả băm vào xào. Dùng rây lọc phần xương của mắm, đổ hết phần nước mắm đã chín rục trong nồi nhỏ vào nồi lớn. Đập 2 trái dừa khô lấy nước cho vào cùng. Nấu lại cho sôi.

- Khi nồi nước dùng đang sôi thì cho từng phần mực, tôm, cá thác lác nhồi ớt vào trụng cho chín rồi vớt ra dĩa.

- Cuối cùng, cắt cà tím cho vào nồi nước lèo rồi nêm nếm lại cho vừa ăn 

Bước 3: Thành phẩm

Khi ăn thì đơm bún ra tô, cho thêm thịt quay, tôm, mực, cá thác lác nhồi ớt rồi múc nước lèo đang sôi chan vào, đồng thời cho thêm vài lát cà tím đã nấu chín. Dọn kèm dĩa rau ghém và thêm chén nước mắm mặn vắt chanh pha với ớt sả bằm là vừa ngon.

2.7 Kho quẹt

Trước đây kho quẹt vốn là một món ăn miền Tây cho những người nghèo bởi chỉ cần một chút muối, một chút đường kho cho đến khi sền sệt lại là có thể ăn cùng với cơm một cách ngon lành.

Thế nhưng hiện nay kho quẹt đã được biến tấu với nhiều nguyên liệu hơn tôm khô, tóp mỡ, hành tím, tiêu, thịt ba chỉ…nó đã trở thành một món sang và thường được dùng trong nhiều món ăn khác nhau như củ quả luộc, cơm cháy...

Cách thực hiện món kho quẹt

a) Nguyên liệu chuẩn bị

  • Chuẩn bị nguyên liệu
  • 50 gam tôm khô
  • 200 gam thịt ba chỉ
  • 8 muỗng canh nước mắm
  • ½ muỗng cà phê hạt nêm
  • 4 muỗng canh đường
  • 1 muỗng cà phê tiêu
  • 2 muỗng cà phê ớt băm
  • 2 muỗng cà phê hành tím băm
  • 4 nhánh hành lá
  • Các loại rau củ: cà rốt, bông cải, cải xanh, đậu bắp…

b) Thực hiện

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch thịt ba chỉ qua nước muối pha loãng, bạn cắt bỏ phần da và thái hình hạt lựu nhỏ. Lưu ý, mỗi miếng thịt đều có phần thịt nạc và phần mỡ để khi nấu thì thịt không bị khô.
  • Để sơ chế tôm khô, bạn sử dụng một cái tô, cho tôm khô vào rồi thêm vào một ít nước ấm. Ngâm tôm khô trong nước ấm khoảng 10 – 20 phút, cho tôm mềm rồi vớt ra.
  • Gọt vỏ và rửa sạch các loại rau củ luộc

- Bước 2: Pha nước mắm

Bạn cho 8 muỗng canh nước mắm, 4 muỗng canh đường và 4 muỗng canh nước lọc vào cùng một bát, khuấy đều cho các gia vị hòa tan.

- Bước 3: Cho thịt ba chỉ đã thái vào nồi đất, bạn dùng đũa đảo đều tay cho thịt ra mỡ và teo lại. Bạn không cần cho dầu ăn vào, vì đã có lượng mỡ tiết ra từ thịt, quá nhiều dầu mỡ khi ăn sẽ dễ ngán và không tốt cho sức khỏe. Bạn đảo thịt đều, khi thấy thịt đã dần ngả sang màu vàng thì vặn nhỏ lửa trên bếp.

- Bước 4: Dùng vá vớt thịt ra tô và vẫn còn lớp mỡ thịt trong nồi. Tiếp tục, bạn dùng phần mỡ đó phi hành tím. Khi hành chuyển sang màu vàng và có mùi thơm, thì bạn cho tiếp tôm khô vào.

- Bước 5: Đảo đều tay phần tôm khô. Cho tiếp bát nước mắm đã pha, 1 muỗng tiêu và thịt ba chỉ đã chiên vàng vào nồi. Sau đó, cho ớt băm vào để tạo vị cay cho món ăn, thêm hạt nêm.

- Bước 6: Nấu với lửa nhỏ, khi thấy nước vơi đi và hỗn hợp sệt lại thì bạn cho ít hành lá vào rồi tắt bếp. Bạn nên nhớ, khi đun hỗn hợp thì nên để lửa riu riu cho nước sệt lại từ từ thì sẽ không bị cháy khét và làm mất độ ngon của món ăn.

- Bước 7: Luộc rau củ: bạn cho một nồi nước lên bếp, khi nước sôi thì cho vào một ít muối, đường, bột ngọt, rồi cho rau củ vào luộc. Khi rau củ chín thì vớt ra.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Văn hóa ẩm thực miền Nam và 7 món ăn ngon nổi tiếng miền Nam. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích.

>> Các bạn xem thêm ẩm thực miền bắc

Tác giả: khoatrinh