Trang chủ

Vật liệu XD

Tôn lợp

Du lịch Hải Đăng

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Quảng Cáo ADS

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 21/11/2024 |

Những nét văn hóa đặc trưng về ẩm thực Miền Trung xưa và nay

0/5 (0 votes)

Miền Trung đặc trưng khí hậu là nắng nóng gió Lào và mưa ẩm, địa hình hẹp chạy dài theo dãy núi Trường Sơn, một bên là biển Đông, chính vì thế nền văn hóa ẩm thực miền trung cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết và địa hình nơi đây. 



 
Văn hóa ẩm thực miền Trung

Vậy ẩm thực miền Trung có những đặc trưng nào? Cùng Báo Tin Nhanh khám phá và tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

1. Nét văn hóa ẩm thực miền Trung

Yếu tố vùng miền là một trong những tác động ảnh hưởng cực kỳ nhiều đến văn hóa ẩm thực của nước ta. Miền Bắc đặc trưng là nền văn hóa ẩm thực in đậm cốt cách của sự chuẩn mực, của nền văn hóa lâu đời, miền Nam là sự hòa trộn thì ẩm thực miền Trung mang đậm bản sắc của một vùng đất đầy nắng và gió.


Có thể nói ẩm thực miền Trung cực kỳ đa dạng và phong phú. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ, sang trọng mang tính Cung Đình xứ Huế thì cũng có những lối ẩm thực vô cùng dung dị, đơn giản và không kém phần mộc mạc. Đến với dải đất miền Trung bạn sẽ khám phá những điều đặc biệt này qua các đặc trưng sau đây:

1.1 Đặc trưng con người miền Trung

Dải đất khúc ruột miền Trung của nước ta có địa hình nhỏ, vừa có cả núi và biển, cái nắng, cái nóng tại đây cực kỳ khắc nghiệt và nhiều thiên tai xảy ra nên cuộc sống người dân tại nơi đây cũng khá khó khăn.

Tuy nhiên sự khó khăn ấy đã không làm chùn bước được sự gắn bó của con người nơi đây. Người miền trung hiền lành, tốt bụng, tiết kiệm và đầy nghị lực, kiên cường vượt qua những khắc nghiệt của thiên nhiên. Họ cũng vô cùng hào sản, cùng nhau sẻ chia, giúp đỡ nhau để sinh tồn trên mảnh đất này. 

Đây là vũ khí đặc trưng của con người Miền Trung không phải ai cũng dễ dàng có được. Chính những tình yêu thương, sự vượt khó, kiên cường của người miền Trung đã làm nên những nét đặc trung văn hóa ẩm thực tại nơi đây, mỗi một món ăn tại đây được trân quý và thấm đượm tình người. 

1.2 Món ăn đa dạng từ sang trọng cho đến dân dã

Món ăn miền Trung là vừa là nơi hội tụ tinh hóa của lối ẩm thực lễ nghi, cầu kỳ như Cung đình của xứ Huế, vừa bình dị, dân dã đến rất “đời” và mộc mạc như chính con người Miền Trung. Trong đó, Huế chính là điển hình cho tinh hoa của ẩm thực miền Trung.

1.3 Đặc trưng theo văn hóa từng tỉnh thành

Dải đất miền Trung dù nhỏ nhưng mỗi vùng miền luôn có những đặc sản riêng, không hòa lẫn, không pha trộn với những vùng miền các.  Từng đặc sản ở từng địa phương nơi đây thể hiện những bản sắc và hương vị rất riêng mà chỉ khi nào bạn thưởng thức mới cảm nhận rõ được.


Ví như những món ăn của Xứ Huế đều được nâng lên thành một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và quyến rũ. Khâu chọn nguyên liệu vô cùng cẩn trọng và việc chế biến cho đến cách bày biện trang trí và thưởng thức cũng được đầu tư một cách rất công phu.

Các món ăn tại Huế nghe tên thôi bạn cũng thấy như cả một tác phẩm được làm nên từ những “nghệ nhân” bếp nổi tiếng: Nem công, Chả phượng, Da tây ngưu, Bàn tay gấu, Gân nai, Yến sào…

Quảng Nam có mỳ Quảng, Hội An thì có cao lầu, Quảng Ngãi lại có những món ăn không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước như  cá Bống sông Trà, Chim mía, Kẹo gương, Mạch nha, Đường phổi, Món Don… Bình Định thì có bánh ít lá gai, cá Phường Mét (Mỹ Thắng), Gỏi cá thu nhâm nhi một chút cùng rượu bầu đá. Phú Yên thì có bánh hỏi, bánh xèo tôm nhảy...

1.4 Vị cay và hơi mặn là đặc trưng của món ăn miền trung

Miền Trung sở hữu vùng địa lý vùng biển tuyệt vời, đây là điểm lợi thế về món ăn tươi, ngon. Điểm nổi bật của các món ăn miền Trung là hơi mặn và vị cay, các hương vị được kết hợp cực kỳ hài hòa và tinh tế, mang lại cho bạn cảm giác nhớ mãi khi thưởng thức món ăn tại nơi đây.

2. +10 món ăn miền trung ngon

Kết Nối ADs xin chia sẻ đến quý bạn đọc những món ăn đặc sản trứ danh của Miền Trung, bạn có thể tham khảo và bỏ túi ngay danh sách những món ăn này để có thể thưởng thức khi ghé Miền Trung thân thương nhé.  Nếu bạn muốn tự tay chế biến thì cũng có thể thực hiện nay qua những bước hướng dẫn của chúng tôi.

2.1 Bún Bò Huế

Bún bò Huế nổi dù là món bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại nhưng chỉ có thể đến xứ Huế bạn mới cảm nhận trọn vẹn nhất hương vị đặc trưng, đậm đà của món ăn này.

Những sợi bún to, tròn, trắng trẻo điểm xuyết những lát thịt bò thăn, nước dùng ngọt thơm, đã ăn là sẽ nhớ mãi, không lẫn đi đâu được. Nếu một lần đến với Huế tham quan lăng tẩm, các địa điểm du lịch thì đừng quên thưởng thức món bún bò Huế trứ danh tại vùng đất này nhé.

a) Thành phần

Bắp bò, Gân bò,Móng giò, Xương ống, Mắm ruốc Huế

Gia vị: sả, gừng, hành tím khô, tỏi, ớt bột, bột nêm, đường, dầu điều.

Bún bò cọng lớn

Rau sống (rau ngổ, rau mùi, rau giá, hành tươi, hoa chuối thái)

Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm giò lụa, chả thịt, chả cua, tiết lợn...

b) Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Sả, gừng rửa sạch, đập dập. Giò heo lóc xương. Phần bắp heo cuộn lại, dùng chỉ hoặc sợi lát buộc chắc. Cuộn tròn tấm thịt nạm bò cho chắc tay, buộc chắc lại. Bắp bò cũng dùng dây bó cho chặt.

Bước 2: Nếu nước sôi cho xương và bắp bò, nạm bò, gân bò, giò heo vào trần qua (vớt hết bọt đi để món ăn được đẹp mắt nhé). Sau đó cắt gân thành miếng vừa ăn. Pha 3 thìa canh mắm ruốc Huế với ½ chén nước, rồi quấy đều.

Bước 3: Ướp thịt. Ướp tất cả thịt với đường, muối, bột ngọt, mắm ruốt (đã pha loãng), hành tím băm, tỏi băm, sả băm sao cho vừa ăn.

Bước 4: Hầm xương. Lót cây sả và gừng ở đáy nối áp suất, cho xương heo và thịt giò heo vào, cho nước sâm sấp mặt thịt, đậy kín nắp, đun sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm 5 phút. Vớt bắp giò heo ra thau nước lạnh (làm như thế thịt sẽ chắc, không bị bở).

Bước 5: Hầm thịt. Lót phần sả và gừng còn lại ở đáy nồi áp suất, cho thịt bắp bò, nạm bò và gân bò vào, cho nước sâm sấp mặt thịt. Sau đó đậy kín nắp, đun sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút là được. Khi đó, chúng ta vớt bắp bò và nạm bò vào thau nước lạnh cho thịt được chắc.

Bước 5: Nấu nước dùng. Phần nước hầm thịt bò và nước hầm xương đổ chung vào 1 nồi, sau đó thêm nước lạnh vào. Đun sôi sau đó nêm gia vị nước mắm, muối, đường, bột ngọt, chén mắm ruốt Huế đã pha loãng. Nếm thử và điều chỉnh gia vị cho vừa khẩu vị.

*Lưu ý: Để nước dùng thơm và có màu đẹp: Làm nóng dầu, phi thơm sả băm, tỏi băm. Khi sả và tỏi săn lại, thơm thì cho dầu màu điều vào và tắt bếp. Bây giờ chỉ cần đổ hỗn hợp này vào nồi nước xương ninh là được.

Bước 6: Chuẩn bị rau mùi. Cắt nhuyễn ít rau răm, hành, ngò và cắt lát mỏng hành tây. Thịt lợn cắt lát mòng, bún trần qua nước sôi để tạo độ mềm cho sợi bún. Xếp thịt, gân, chả, rắc ít rau mùi, chan nước dùng. Dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, rau thơm, chanh ớt...

2.2 Mì Quảng

Mỳ Quảng được xem là đặc sản của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, những ai đến du lịch Đà Nẵng mà không thưởng thức món ăn đặc sản này thì quả thật là thiếu xót. 

Một tô mì Quảng luôn chứa đựng tình cảm của con người nơi đây, tô mì bắt mắt về về hình thức, lại ngon trong hương vị luôn đủ sức chiều lòng những ai thưởng thức. Ăn 1 lần, say 1 đời là có thật.

Vì thế, đến với Quảng Nam hoặc Đà Nẵng, bạn đừng quên gọi cho mình một to mỳ Quảng đặc trưng để thưởng thức, nhâm nhi và khám phá món ăn trứ danh của ẩm thực miền Trung nhé.

a) Thành phần

Thành phần cơ bản của mì Quảng gồm: mì, thịt (heo, bò, gà, vịt...), tôm, cá (lóc, thu, nhám...), trứng (gà, vịt, cút), đậu phộng rang, bánh tráng (đa), ớt, chanh, hành, tỏi... và đặc biệt không thể thiếu các loại rau ăn kèm (xà lách, cải con, giá sống, bắp hoặc thân chuối sứ...)

b) Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế thịt gà. Gà nguyên con bạn mua về dùng muối và gừng xát đều cả trong và ngoài để khử mùi hôi rồi rửa sạch.

+/ Cắt phần đùi gà để riêng qua 1 bên, dùng dao bén đi sát vào xương để lọc xương gà ra khỏi phần mình gà. Lóc thịt và xương theo vòng tròn xung quanh xương gà. Sau khi lóc xương ra khỏi nạc gà, bạn cắt phần nạc thịt gà thành những miếng vừa ăn.

+/ Thịt đùi và nạc gà bạn ướp với ớt đập dập, gừng cắt sợi, hành tím cắt lát, nén băm nhỏ, nước mắm, dầu màu điều, muối, tiêu, bột ngọt rồi để yên trong vòng 15 phút để thịt thấm gia vị.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

+/ Trứng cút luộc 7 - 10 phút rồi để nguội, bóc vỏ. Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã dập.

+/ Để bắp chuối không bị thâm đen sau khi cắt lát hoặc bào mỏng, bạn ngâm bắp chuối 15 phút trong thau nước đá có vắt chanh rồi vớt ra để ráo.

+/ Nhặt cải bẹ xanh, húng lủi, húng quế, giá rồi rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút sau đó vớt ra để ráo nước.

Bước 3: Nấu nước dùng gà. Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu rồi cho củ nén băm nhỏ vào phi thơm, sau đó cho thịt gà vào xào chín với lửa lớn. Cho thêm nước dùng gà vào chảo, đun nước dùng trên lửa nhỏ đến khi sệt lại thì tắt bếp.

Bước 4: Sơ chế mì. Trụng sơ mì với nước sôi rồi cho vào tô. Xếp trứng cút, rau thơm, hoa chuối và múc thịt gà vào, chan nước dùng lên, rắc thêm đậu phộng rồi thưởng thức cùng bánh đa mè. Ăn kèm mì Quảng với rau sống, bắp chuối, bánh đa. Tùy bạn thích chua cay thì ăn thêm với ớt và vắt thêm chanh.

2.3 Cao Lầu Hội An

Cao lầu Hội An không chỉ là món ăn có hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn chứa đựng những câu chuyện lịch sử và niềm tự hào của người dân Hội An. Ngày nay, cao lầu được nhắc đến như món ăn đặc sản và tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.

Đến xứ Hội mà không ăn thử ít nhất một lần món đặc sản trứ danh cao lầu Hội An thì là một thiếu xót vô cùng lớn trong chuyến đi. Vì thế đừng bỏ lỡ bạn nhé.

a) Thành phần

Thịt nạc vai (có mỡ chút sẽ ngon hơn)

Sợi mì cao lầu

Ít ram khô chiên giòn (dùng bánh tráng cuốn chả giò gấp miếng vuông thay thế nếu không có bánh ram khô)

Gia vị: Muối hột, Dường đen, Ngũ vị hương, Hạt nêm, Nước tương, Tỏi....

Rau thơm: Húng lủi, giá đỗ, rau cải con...

b) Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

+/ Sợi mì cao lầu khô ngâm với nước nóng 2 – 3h cho mềm, sau đó vớt ra rổ.

+/ Thịt nạc mua về bạn ngâm với nước muối pha loãng 15 phút rồi rửa sạch với nước. Thái thịt thành những miếng lớn.

+/ Tỏi khô bóc vỏ, đập đập

+/ Húng lủi, rau cải con nhặt gốc, rửa sạch, để ráo.

+/ Giá đỗ rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Ướp thịt

+/ Thịt sau khi thái miếng lớn, bạn dùng tay bóp muối rồi cho đường, ngũ vị hương, hạt nêm vào trộn đều để ướp thịt.

+/  Thời gian ướp thịt từ 1 – 2 tiếng, sau đó bạn cho nước tương, tỏi đập dập vào thịt, trộn đều.

Bước 3: Chiên thịt

+/ Bắt chảo lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng, bạn cho thịt vào chiên đều hai mặt.

+/ Đổ nước ướp thịt vào chảo nấu sôi, đậy nắp rồi đun lửa nhỏ liu riu, khoảng 15 phút thì lật thịt lại cho thịt thấm gia vị.

+/ Sau khi đun khoảng 1 tiếng, bạn chắt nước thịt trong chảo sang nồi khác để làm nước chan.

+/ Phần thịt còn lại bạn đảo liên tục cho tới khi thịt ráo nước, khô lại thì tắt bếp.

+/ Gắp thịt ra, đợi nguội rồi cắt lát mỏng vừa ăn.

Bước 4: Nấu nước chan cao lầu

+/ Phần nước thịt chắt ra bạn có thể nêm chút nước vào nấu và nêm nếm gia vị vừa ăn. Đặc điểm của món cao lầu là ăn khô nên phần nước chan rất ít, nước chan phải có vị đậm đà.

Bước 5: Trang trí và thưởng thức.

+/ Nấu một nồi nước sôi trên bếp, cho giá đỗ vào trụng sơ rồi vớt ra để ráo.

+/ Cho mì vào nồi nước sôi, đảo đều khoảng 1 phút là có thể sử dụng.

+/ Cho giá đỗ trụng xuống đấy tô, thêm sợi cao lầu, trên cùng xếp các miếng thịt, chan chút nước dùng và thêm vài miếng ram chiên cùng chút ớt bột là có ngay món cao lầu hoàn chỉnh.

2.4 Bánh hỏi lòng heo

Nhắc đến đặc sản Bình Định, Phú Yên mà bỏ qua món Bánh hỏi lòng heo thì quả thật là thiếu xót. Dù rằng đây không là món độc nhất vô nhị chỉ Bình Định, Phú Yên mới có. 

Nhưng đảm bảo tại đây, hương vị của miền trung, hương vị đặc trưng của bánh hỏi lòng heo, hương vị của nước chấm sẽ khiến bạn say lòng và nhớ mãi. 

a) Thành phần

Bánh hỏi, nội tạng heo: tim heo, lòng non, bao tử heo, gan

Tỏi, ớt, chanh, gừng, tương ớt, giấm

Gia vị: đường, bột ngọt, muối , hạt nêm

Rượu trắng

Lá hẹ

Bánh tráng nướng

Rau sống: xà lách, rau thơm, húng quế, ngò

b) Chế biến

Bước 1: Khử mùi cho nội tạng heo. Đập dập gừng cho vào tô, cho thêm muối và rượu trắng vào rồi khuấy đều, sau đó cho các loại nội tạng vào ngâm và xoa đều để khử bớt mùi tanh. Sau đó đem rửa sạch lại với nước lạnh rồi để ráo.

Bước 2: Luộc nội tạng heo. Bắc nồi nước lên bếp, cho vào nồi 1 củ gừng cắt lát, muối, bột ngọt. Sau đó cho bao tử vào luộc trước 10 phút vì bao tử lâu mềm hơn các loại nội tạng khác, rồi lần lượt cho gan, lòng và các loại nội tạng còn lại vào luộc.

Bước 3: Nấu nước mắm. Cho vào nồi đường, tương ớt, một ít giấm vào nồi, vừa cho vừa quậy đều, cho tiếp nước mắm cùng tỏi ớt băm nhuyễn. Nấu hỗn hợp trên với lửa nhỏ trong 3 phút.

Bước 4: Làm mỡ hẹ. Hẹ cắt nhỏ cho vào chén. Cho thêm hạt nêm rồi cho dầu thật sôi vào để hẹ chín.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức. Lòng xắt miếng vừa ăn và xếp ra dĩa riêng. Xếp bánh hỏi đặc trưng của miền trung lên dĩa, rưới mỡ hẹ lên mặt bánh hỏi. Cuộn lòng heo vào miếng bánh hỏi, chấm với nước mắm và thưởng thức cùng bánh tráng nướng và rau sống.

2.5 Bánh xèo tôm nhảy

Món Bánh xèo tôm nhảy nức tiếng du khách gần xa đã làm nên thương hiệu ẩm thực rất riêng của người dân xứ Nẫu. 

Các thực khách sẽ suýt xoa vị thơm thơm, tươi ngọt của hải sản, vị đậm đà của nước chấm hòa quyện cùng các loại rau thơm. Chắc chắn đây sẽ là hương vị gây thương nhớ khi đến miền trung.

a) Thành phần

Gói bột bánh xèo, bột chiên giòn

Nước sôi để nguội

Tôm (lưu ý chọn mua tôm sú nhỏ vừa, tươi và đặc biệt là còn sống thì càng tốt hoặc bạn có thể chọn tôm đất cho món bánh xèo ngon hơn). Thịt bò, trứng gà

Dầu ăn

Rau xà lách, giá, cải cay, dưa leo, xoài xanh, rau thơm các loại

Bánh tráng cuốn

b) Cách chế biến

Bước 1: Đầu tiên, trộn bột chiên giòn với bột bánh xèo lại với nhau và cho nước ấm vào hòa tan. Đập trứng gà vào một chén riêng, đánh tan, đổ vào hỗn hợp bột rồi tiếp tục khuấy đều tay cho trứng hòa quyện đều với bột.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác: tôm, thịt, các loại rau sạch.

Bước 2: Chuẩn bị một chiếc chảo chống dính với kích thước không quá lớn để đúc bánh xèo. Đun chảo thật nóng rồi đổ dầu ăn vào, đợi khi dầu sôi thì thả vài con tôm, cùng ít miếng thịt bò vào. 

Bước 3: Cho một muỗng bột đổ vào chảo và tráng đều cho bột thật mỏng mà không bị rỗ. Giá đỗ cho vào sau khi tráng đều bột và lấy nắp nồi đậy kín chảo để làm chín các nguyên liệu. Bạn nhớ là chỉ đun với lửa nhỏ trong khoảng 2 phút đến khi vỏ bánh giòn thì gấp đôi bánh lại, đưa ra đĩa. Bạn cứ thực hiện như vậy cho đến khi hết bột.

Bước 3: Pha nước chấm. Giã nhuyễn tỏi và ớt rồi múc ra tô, cho thêm đường cùng nước sôi vào đánh cho đến khi đường tan rồi mới cho nước mắm vào cùng một ít nước cốt chanh. Tùy khẩu vị mà bạn pha chế nước mắm cho phù hợp, nhưng thông thường, nước chấm bánh xèo sẽ có vị ngọt ngọt thanh thanh chuẩn vị.

Bước 4: Thưởng thức bánh xèo tôm nhảy. Đặt lên bánh tráng cuốn lần lượt các loại rau quả, lấy một nửa cái bánh xèo cho lên trên cùng, cuộn tròn lại và chấm vào nước mắm tỏi ớt chính là cách thưởng thức bánh xèo chuẩn nhất.

2.6 Cơm hến

Món cơm hến Huế là một nét đặc trưng ẩm thực cố đô mà mỗi lần ghé chân tới đây không một ai có thể bỏ qua. 

Dù là một món ăn mang đậm nét đặc trưng của xứ Huế nhưng chẳng phải cao lương mĩ vị, chẳng sang trọng bề thế, ấy vậy mà khiến bao trái tim hướng về, bao trái tim say lòng. Nếu một lần đến với xứ Huế, đừng quên thưởng thức món ăn này bạn nhé.

a) Thành phần

Hến tươi, Da heo.

Gạo tẻ dẻo ngon.

Đậu phụng, quả khế chua, dọc mùng

Rau sống ăn kèm: hoa chuối, lõi cây chuối non, rau muống, rau xà lách, rau thơm…

Gia vị: muối, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, mắm ruốc.

b) Cách chế biến

Bước 1: Ngâm hến tầm 3h để lọc các chất cặn bã sau đó đem hến đi luộc. Khi hến chín thì vớt xác ra (giữ lại nước luộc hến nhé). Đối với hến to thì bạn khưi thân hến ra, còn đối với hến nhỏ thì đãi lấy thịt, để ráo thịt hến, sau đó đem thịt hến xào với hành phi. Phần nước luộc hến thì lọc cặn dưới đáy rồi nấu sôi (để đảm bảo an toàn vệ sinh).

Bước 2: Chuẩn bị rau màu. Khế thái thành từng lát mỏng, rau thơm và ngò thái nhỏ. Cọng bạc hà bạn dùng bào để cạo thành từng sợi dài 5cm, nếu không có bào thì thái sợi càng nhỏ càng tốt! Với gừng, ớt và tỏi bạn thái nhỏ! Với tỏi thì nên thái thành lát mỏng nhìn sẽ bắt mắt hơn.

Bước 3: Chuẩn bị phụ gia. Ruốc pha loãng với nước hến, sau đó cho một ít gia vị như đường, bột ngọt để làm dịu vị mặn của ruốc. Với nước mắm bạn cũng pha loãng với nước sôi nguội, cho vào một chút xíu đường rồi bỏ ớt và tỏi đã thái nhỏ vào.

Bước 4: Đậu phộng rang cho thơm rồi bóc vỏ, chia làm hai. Một nửa bạn giã nhuyễn ra, một nửa để nguyên rồi cho vào dầu ăn đã rang hạt điều. Màu đỏ của hạt điều sẽ làm dầu ăn trông bắt mắt hơn, khi chan vào tô cơm hến sẽ rất hấp dẫn.

Bước 5: Cho một ít rau vào tô, cho một vá cơm lên trên. Để một ít giá và khế lên trên mặt cơm, cho một muỗng hến lên trên rồi cho tất cả các gia vị vào mỗi thứ một ít. Nếu bạn thích ăn cơm nước thì chang nước vào tô. Thế là có thể thưởng thức được tô cơm hến ngon đúng vị Huế rồi! Cơm hến thường được ăn với ớt thật cay mới đúng vị. Tuy nhiên tùy vào từng khẩu vị mà lựa chọn các gia vị phù hợp.

2.7 Bún chả cá Quy Nhơn

Có thể nói bún chả cá là món ăn ở khắp mọi tỉnh thành của nước ta. Tuy nhiên, bún chả cá Quy Nhơn được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận nằm trong top 50 món ăn ẩm thực hàng đầu Việt Nam vào năm 2015. 

Đây là một đặc sản của xứ nẫu mang nét đặc trưng riêng không lẫn vào đâu được với nước dùng cực ngọt và thanh, chả cá tươi, ngon và dai.

a) Thành phần

Cá thu hoặc cá thác lác

Da lợn (thay thế giò sống nếu kiêng mỡ)

Nước mắm 

Hành tây, hành tím, đầu hành, tỏi.

Gia vi: đường, muối, tiêu, bột ngọt, chanh, ớt, tương ớt.

Rau thơm các loại, hành ngò

Bún

b) Cách chế biến

Bước 1: Làm sạch cá thu rồi dùng giấy thấm hết phần nước bên ngoài cá. Dùng muỗng nạo hết phần thịt cá. Phần xương cá và đầu cá cho ra tô (dùng để cho vào nồi nước dùng)

Bước 2:  Bạn cho chỗ thịt cá đã nạo cùng với da lợn và mỡ lợn hoặc giò vào tô, thêm tỏi, hành lá vào sau đó nêm thêm đường, muối, mắm tùy vào khẩu vị. Bỏ hỗn hợp này vào tủ lạnh.

Bước 3: Khoảng 1 tiếng sau, bạn lấy âu cá đã ướp ra, cho vào cối đánh mịn, sờ có cảm giác dính tay là được. Bạn quếch càng nhiều thì chả cá càng ngon.

Bước 4: Thoa một chút dầu vào lòng bàn tay để chống dính, cho hỗn hợp cá ra tay, vo tròn thành các miếng có kích thước tương đối. Bắc chảo lên bếp, chờ dầu sôi thả miếng cá vào chiên vàng ( hoặc có thể đem hấp chín chả cá nếu muốn ăn chả cá hấp, nên phết lòng đỏ trứng lên mặt miếng chả trước khi hấp để màu chả vàng, nhìn hấp dẫn hơn)

Bước 5: Nướng chín củ hành tím, rồi sau đó thả vào nồi nước hầm xương cá cùng với củ hành tây, muối, chút đường phèn cho đến khi xương và đầu cá đều chín nhừ. Khoảng 2-3 tiếng sau khi hầm xương, lọc lấy phần nước lèo trong, phần xương cá không dùng nữa bạn bỏ đi

Bước 6: Phi hành cho thêm vào nồi nước lèo để tăng mùi thơm và khử mùi tanh của cá. Để màu nước dùng thêm đẹp mắt bạn nên thêm màu đều vào nếm lại cho vừa miệng.

Bước 7: Lấy bún ra tô, đặt chả cá lên trên phần bún rồi chan nước dùng vào, rắc thêm hành ngò. Đặt bên cạnh ít rau sống đã cắt nhuyễn cùng một chén nước mắm ớt để ăn cùng với bún nữa là hoàn chỉnh món ăn. Có thể ăn kèm các loại rau thích.

2.8 Bánh đập Quãng Ngãi

Nghe tên bánh thôi cũng đủ thấy thú vị và tò mò đúng không nào. Bánh đập là đặc sản của mảnh đất Quảng Ngãi ngày này. “Đập" được hiểu đơn giản là bánh phải được đập rồi mới ăn.

Bánh đập là sự kết hợp tinh tế giữa bánh ướt và bánh tráng nướng. Trên nửa lớp bánh ướt được phết dầu mỡ hành, đậu xanh nhuyễn. Bánh đập còn được ăn kèm với tôm, thịt heo luộc, thịt nướng tùy theo nhu cầu.

a) Thành phần

Nguyên liệu chính để chế biến món bánh đập bao gồm: gạo trắng thơm dẻo, hành lá, đậu xanh nhuyễn. Tuy nhiên để tăng thêm phần hấp dẫn, khi ăn món bánh đập cũng không thể thiếu tôm chấy, mỡ hành và chén mắm nêm.

b) Cách chế biến

Bước 1: Làm bánh ướt. Ngâm gạo khoảng chừng nửa ngày nhằm cho hạt gạo nở mềm. Sau đó đem đi xay nhuyễn thành bột nước, ủ bột từ 3 giờ trở lên để bột lắng trong nước. Dùng gáo dừa để quậy bột và múc bột bánh cho vào nồi hấp khoảng nửa phút. Sau khi chín, dùng que tre mỏng để dỡ bánh. Lưu ý giữa các lớp bánh phải thoa một lớp dầu để bánh không dính lại với nhau.

Bước 2: Làm bánh tráng nướng: Tráng một lớp bột mỏng trên nồi hấp khoảng từ 1 đến 2 phút. Sau khi bánh chín mang đi phơi khô và nướng chín trên bếp than hồng.

Bước 3: Ghép một miếng bánh ướt với một miếng bánh tráng. Bánh ướt được phết thêm mỡ hành, đậu xanh và một số nguyên liệu khác tùy theo vùng miền.

Bước 4: Dùng dụng cụ đập nhẹ để bánh tráng nướng vỡ vụn dính chặt vào bánh ướt. Bánh đập có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với rau sống, thịt nướng tùy theo vùng miền.

Bước 5: Pha nước chấm. Nước chấm được pha từ mắm nêm cá cơm pha loãng với đường, dứa bằm nhỏ, hành phi dầu, đậu phộng. Nếu muốn dùng cay có thể pha với ớt sừng xanh xay nhuyễn.

2.9 Cơm gà Tam Kỳ

Bên cạnh cao lầu, mì Quảng, cơm gà Quảng Nam (với hai địa danh nổi tiếng là Tam Kỳ và Hội An) cũng đã trở thành một trong những đặc sản miền Trung được thực khách cả ta lẫn Tây ưa thích.

Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung. Đến với Tam Kỳ đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.

a) Thành phần

Thịt gà, gạo, nếp

Các loại rau, củ: cà chua, xà lách, hành lá, ngò và rau răm, hành tây cắt lát mỏng, chanh.

Gia vị: tiêu, bột nêm, muối, bột nghệ

b) Cách chế biến

Bước 1: Luộc gà

+/ Gà mua về rửa sạch, bắc nồi nước lên bếp luộc gà. Bạn nên cho vào nồi một ít bột nêm và bột nghệ để nước và gà có màu vàng đẹp mắt.

+/ Luộc gà ở mức lửa vừa và luộc vừa chín tới nếu đun quá lâu gà sẽ mềm không ngon. Bạn có thể dùng xiên tre đâm vào gà nếu thấy có máu đỏ chảy ra có nghĩa là chưa chín.

+/ Gà chín, tắt bếp, vớt ra để ráo nước. Bạn lưu ý là giữ lại phần nước luộc gà. Thịt gà xé ra thành miếng vừa ăn, chú ý là đừng xé quá nhỏ sẽ khiến thịt gà khi trộn gỏi bị nhũn không ngon.

Bước 2: Nấu cơm

+/ Gạo và nếp ngâm trong 1 tiếng sau đó vớt ra để ráo. Trộn lẫn cả 2 vào với nhau và cho vào nồi cơm điện. Bạn cho vào gạo một ít muối, bột nêm, tiêu, dầu ăn và trộn đều lên.

+/ Tiếp theo, bạn đổ nước luộc gà vào gạo. Lưu ý là phải đổ lượng nước ít hơn so với cách nấu cơm thông thường. Nước chỉ cần xâm xấp mặt gạo và nấu chín.

Bước 3: Trộn gỏi gà

Cho gà vào trong âu lớn, nêm vào một ít tiêu, bột nêm, 1 muối và vắt nước cốt chanh vào. Nếu ăn cay bạn có thể cho vào một chút ớt. Cuối cùng, bạn cho hành tây, rau răm vào và trộn đều lên và nêm vừa ăn.

Bước 4: Pha nước chấm. Cho tỏi băm, ớt băm, đường, nước cốt chanh vào nước mắm và trộn đều lên sao cho vừa ăn, hợp vị.

Bước 5: Thưởng thức

+/ Cho cơm dĩa, gỏi gà để ra một bên. Bạn trang trí thêm xà lách, cà chua trên dĩa cho đẹp mắt và ăn kèm cơm cho đỡ ngán.

+/ Phần nước luộc gà, bạn có thể nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm hành lá và ngò để làm canh ăn kèm với cơm. Món cơm gà sẽ thêm đậm đà khi dùng kèm với mắm và tương ớt miền Trung.

2.10 Bánh canh hẹ Phú Yên

Bánh canh hẹ Phú Yên nổi bật với sự ngọt thanh của nước dùng với mùi thơm của lá hẹ, sợi bánh canh dẻo dai làm từ bột gạo, ăn kèm với chả cá đã làm nao lòng bao thực khách. 

Dù rằng bánh canh nổi tiếng khắp nơi nhưng bánh canh hẹ có đặc trưng riêng, không hòa lẫn bất kỳ món nào khác. Đến với Phú Yên đừng quên thưởng thức món này bạn nhé.

a) Thành phần:

Bánh canh bột gạo, lá hẹ, cá thu nhỏ, trứng cút, chả cá chiên

Giá đỗ, hành tím và các loại rau

Gia vị: nước mắm, tiêu, đường, bột ngọt, muối, dầu ăn, ớt bột…

b) Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

+/ Hành tím lột bỏ, băm nhuyễn. 

+/ Cá thu mua về rửa sạch rồi lọc lấy thịt rồi băm hoặc xay nhuyễn. Cho hành tím, chút muối, đường, tiêu vào trộn đầu với với cá thu băm rồi vo viên. Cho xương cá, chút muối vào nồi nước hầm lấy nước dùng.

+/ Trứng cút luộc chín rồi lột vỏ. Hẹ rửa sạch, để ráo rồi thái nhuyễn. Giá đỗ rửa sạch, để ráo. Chả cá thái miếng vừa ăn.

Bước 2: Nấu nước lèo

+/ Hầm xương cá khoảng 30 phút rồi cho cá thu vo viên vào đun trong vòng 10 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. 

+/ Cho dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm số hành tím còn lại cùng ớt bột (nhiều hay ít tùy khẩu vị). Sau đó đổ hỗn hợp vào nồi nước hầm xương cá để tạo màu.

Bước 3: Thưởng thức. Khi ăn, trụng bột bánh canh, giá rồi lần lượt xếp giá đỗ, bánh canh, chả cá, trứng cút, hẹ rồi chan nước dùng vào.

>> Các bạn xem thêm ẩm thực miền nam

Tác giả: khoatrinh